EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

language and culture- HuongTN02CN-TNB843-10/03/2011

Go down

language and culture- HuongTN02CN-TNB843-10/03/2011 Empty language and culture- HuongTN02CN-TNB843-10/03/2011

Bài gửi  huongttt Thu Mar 10, 2011 9:11 am

LANGUAGE AND CULTURE
CẢM NGHĨ VỀ BÀI HỌC VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
HuongTaThiThu - TN02CN - TNB843 - 10/03/2011

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, tại một vùng quê chỉ toàn có đồi và núi. Bố và Mẹ đều là những nông dân làm nụng vất vả, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cuộc sống thật vất vả khó khăn. Chính vì vậy, mà Bố, Mẹ đã rất cố gắng nuôi hai chị em Tôi ăn học đến nơi đến chốn, không để hai chị em Tôi phải chịu thiêt thòi hơn các bạn bè cùng trang lứa bất cứ thứ gì. Vì một lẽ tất nhiên gia đình của Tôi không muốn sau này con cái phải vất vả như Bố, Mẹ nữa mà phải có một cuộc sống an nhàn và một nghề nghiệp ổn định, Tôi nghĩ rằng đó cũng chính là ý nghĩ của tất cả những Ông Bố, bà Mẹ đều mong mỏi cho con cái mình sau này. Thương Bố, Mẹ vất vả lại là chị cả trong gia đình Tôi luôn cố gắng học tập và phấn đấu. Với ý nghĩ sau này khi bản thân mình biết phấn đấu học tập thật tốt, không phụ công lao của gia đình đã kì vọng vào mình rất nhiều. Với ý nghĩ như vậy Tôi luôn mang theo nó trong những năm học từ cấp tiểu học, trung học, phổ thông, và bây giờ là môi trường đại học . Tuy Tôi học tập tại một ngôi trường không phải là một trong những mái trường có điểm số cao so với các trường đại học khác trong cả nước, nhưng Tôi luôn nghĩ rằng mái trường này là sự lựa chọn của mình, phù hợp với mình, vì hầu hết các bạn sinh viên trong trường của Tôi cũng có hoàn cảnh xuất thân giống Tôi. Ý nghĩ đó làm Tôi cảm thấy không ngại ngùng về bản thân khi nói chuyện, tiếp xúc với các bạn của mình. Vì vậy, việc học tập của Tôi diễn ra rất êm đềm, không phấn đấu một cách hết sức. Dường như Tôi đã không có nhiều nghị lực học tập như ngày xưa, với ý nghĩ chỉ cần vào được đại học là cuộc đời của mình đã thay đổi chỉ cần sự chịu khó một chút là Tôi có thể học tập không quá tồi trong môi trường này. Ý nghĩ thiếu chín chắn, ỷ lại và rất trẻ con này theo Tôi tới hết năm thứ nhất của thời sinh viên và cuối cùng kết quả mà nó mang lại không phải là những gì Tôi mong muốn. Kết quả học tập của Tôi không được cao và thậm chí nó làm Tôi xấu hổ trước bạn bè. Một phần là ý nghĩ chủ quan và một phần Tôi đã có một cách học thật sự chưa hiệu quả. Sau năm học đầu tiên tại mái trường đại học, Tôi đã phải xem xét lại cách suy nghĩ, cách sống, cách học tập của bản thân. Bố, Mẹ kì vọng vào Tôi nhiều, tin tưởng Tôi và giờ đây kết quả mà Tôi mang lại cho gia đình của Tôi đã khiến gia đình Tôi thực sự cảm thấy hài lòng chưa? Tôi quá chủ quan đến mức cảm thấy hài lòng với chính bản thân mình và không có nhiều nghị lực, kèm theo sự cố gắng như ngày xưa. Trải qua những suy nghĩ cùng với những luyến tiếc, sự đắc thắng ngay từ đầu, Tôi đã thất bại về phương pháp, cách học tập không đi đúng hướng. Một câu hỏi lớn đặt ra Tôi phải thay đổi bản thân mình, cụ thể là phương pháp sống và học tập như thế nào? Câu hỏi này Tôi đã tự mình đi tìm lời giải cho nó. Sang năm thứ hai Tôi dành nhiều thời gian chú tâm vào việc học hành hơn và rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân. Với sự cố gắng Tôi đã thay đổi bản thân mình dù đó không phải là hoàn toàn nhưng cũng giúp Tôi có cái nhìn tốt hơn về các phương pháp của mình. Kết quả học tập trong năm thứ hai của Tôi khá hơn nhiều. Nhưng khi khá hơn Tôi lại thấy rằng sự cố gắng nỗ lực này của mình tuy có tiến bộ nhưng đó chưa phải là tất cả, nhìn ra thế giới bên ngoài thoát khỏi vỏ bọc nhỏ bé Tôi lại càng cảm thấy thế giới bao la còn mình thật nhỏ bé, mình đã có ý chí biết vươn lên, nhưng chưa bước được đến một con đường khác tốt hơn, mang đến nhiều cơ hội cho mình hơn. Vì phương pháp của mình vẫn chưa thật hiệu quả. Một vấn đề thật nan giải của chính bản thân Tôi, ai sẽ giúp mình đi đúng tiến độ và đúng con đường để mình có thể chạm được chân vào con đường thành công, con đường của những người thành đạt trong xã hội. Câu hỏi này tiếp tục theo Tôi cho đến hết năm thứ hai sinh viên. Qua hai năm học Tôi tự đúc kết và nhận thấy rằng, tuy mình có kiến thức với chuyên ngành mình đã học, nhưng để sau này tìm được một công việc tốt với mức lương cũng rất tốt thì thật khó với bản thân mình. Tôi còn thiếu rất nhiều những điều kiện của một con người đáp ứng và có khả năng làm chủ cho một công việc tốt. Đó là kỹ năng mềm: cách đi đứng, ăn, nói, chào hỏi, và thực hiện công việc trong một môi trường cực kì khắt khe và yêu cầu tối thiểu bây giờ là người đi làm muốn thành đạt phải có trình độ hay khả năng tiếng anh thật tốt. Vì tiếng anh là ngôn ngữ mà các quốc gia trên thế giới sử dụng nó là ngôn ngữ chung, tiếng anh thực sự rất cần thiết cho Tôi cũng như cho tất cả mọi người những ai muốn đạt được thành công một cách chính đáng và khiến cho mọi người đều tin tưởng khâm phục.
Tôi được học tiếng anh khi bắt đầu bước vào những kì học đầu tiên của mái trường đại học, khối lượng tiếng anh Tôi phải học kéo dài trong suốt 4 kì học tập liên tiếp. Thời gian cứ thế trôi đi Tôi đã trải qua tất cả những kì học tiếng anh, giờ đây khi đã là sinh viên năm thứ 3, ngẫm nghĩ lại bản thân mình trong quá trình học tiếng anh và vận dụng phương pháp học của chính mình, kĩ năng trong cuộc sống để học tiếng anh Tôi tự hỏi: mình học tiếng anh ra sao, kĩ năng học của mình ra sao, kĩ năng trong cuộc sống của mình được áp dụng như thế nào? Và Tôi tự nhận ra rằng: bài toán này quá nan giải, Tôi đang bước những bước tiến rất chậm với xu thế của thời đại, đến bao giờ Tôi mới bắt kịp thời đại để mang đến cho mình cơ hội thăng tiến sau này. Tôi có ước mơ, có hi vọng, hoài bão nhưng Tôi chưa biến nó thành ý “Muốn” của mình, khi mình muốn có nghĩa là mình phải tìm mọi cách, tìm ra phương pháp để đạt được ý muốn của chính mình. Lúc này Tôi cần một ai đó giúp Tôi và chỉ cho Tôi một lối đi vào con đường thành công. Bố, Mẹ cho Tôi tất cả mọi thứ về tình cảm, vật chất nhưng Bố, Mẹ Tôi đã quen và chấp nhận một cuộc sống giản dị nơi vùng quê của Tôi. Những thầy cô đang giảng dạy dưới mái trường của Tôi cũng chỉ cho Tôi những lời khuyên ân cần về mặt tình cảm, và ai cũng có cuộc sống của riêng mình thầy cô của Tôi cũng phải bận bội với công việc, với gia đình. Không có quá nhiều thời gian để dành cho tất cả những sinh viên như Tôi , luôn kề sát bên cạnh dẫn đường chỉ lối cho chúng tôi. Bạn bè xung quanh Tôi nhiều người cũng giống như Tôi, ai cũng muốn có người chỉ dẫn cho một lối đi đúng hướng, nhưng bên cạnh Tôi đang có những người bạn thực sự đang tiến bộ một cách kinh ngạc, Tôi cảm thấy bạn bè của Tôi đang tiến bộ trong một thời gian ngắn, họ có kinh nghiệm, già dặn hơn trong cuộc sống, suy nghĩ chín chắn hơn và đặc biệt sự tiến bộ của họ trong học tập khiến Tôi thật sự tò mò và muốn học hỏi bí quyết của riêng họ. Tôi bắt đầu hỏi các bạn của Tôi tất cả những cách học hiệu quả và họ đã cho Tôi một câu trả lời: “ hãy đến với EAS Viet Nam và bạn sẽ làm được như chúng Tôi và có thể là hơn chúng Tôi”. Vì vậy, Tôi bắt đầu tìm hiểu EAS Viet Nam qua bạn bè và trang web, cơ hội của Tôi đã đến và Tôi phải nắm bắt nó một cách nhanh chóng. Và bây giờ Tôi là một thành viên của EAS Viet Nam, là một thành viên của EAS Viet Nam không phải là một điều dễ dàng vì EAS Viet Nam là môi trường học tập, làm việc cực kì nghiêm túc và khoa học, các học viên tham gia và trở thành thành viên của EAS Viet Nam đều phải tuân thủ tất cả những nguyên tắc và chuẩn mực khắt khe, đòi hỏi mọi người phải cố gắng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm thực sự. Ngay cả chủ nhiệm của EAS Viet Nam cũng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định. Vì EAS Viet Nam là một môi trường bình đẳng tất cả những sinh viên và quản lý ai cũng giống ai, quyền lợi của ai cũng như vậy, vi phạm qui định là phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đối với Tôi để thay đổi cách sống, thói quen trong quá khứ mà mình sử dụng điều đó quả là một quyết định lớn đối với Tôi và Tôi nghĩ rằng mình phải thay đổi bản thân khi vào EAS Viet Nam. Để khẳng định đẳng cấp của chính bản thân mình.
Buổi học đầu tiên của Tôi tại EAS Viet Nam thật sự đó là một ấn tượng cực kì đáng nhớ, bài học mà chúng Tôi được học là: LANGUAGE AND CULTURE (ngôn ngữ và văn hóa) do PGS. Bùi Phương Việt Anh giảng dạy. Ấn tượng của Tôi về thầy đó là một con người Việt nhưng có phong cách của một người Nhật. Tôi dám chắc rằng nếu mọi người nhìn thấy thầy mà không giao tiếp với thầy thì sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng thầy là người Nhật chứ không phải là người Việt Nam.
Bắt đầu vào bài học ngôn ngữ và văn hóa, Tôi được học thế nào là ngôn ngữ, thế nào là văn hóa và thế nào là tư duy, ba yếu tố này liên quan chặt chẽ đến nhau có mối quan hệ cộng hưởng, đan xen lẫn nhau. Các yếu tố này rất quan trọng, nó tạo nên phong cách của một con người toàn diện. Tôi bắt đầu tìm hiểu thế nào là văn hóa, ngôn ngữ, tư duy. Văn hóa là cách hành xử của con người với con người, với cộng đồng, với thiên nhiên, và với chính bản thân mình, văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Tôi được học tất cả các khía cạnh liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ, về cấu trúc, về các mối quan hệ của văn hóa, ngôn ngữ và tư duy và cả về cách cấu tạo. Đi theo từng khía cạnh thì lại có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau chứ không phải từ một góc nhìn mà đánh giá sự việc một cách sai lệch.
Qua bài giảng của thầy Tôi biết được rằng trên thế giới này tồn tại ba nhóm tư duy chính đó là: tư duy theo đường thẳng, tư duy theo đường cong và tư duy theo đường zích zắc. Mỗi nhóm tư duy đại diện cho một khu vực hay nói cách khác là đại diện cho các trường phái khác nhau. Với kiểu tư duy đường thẳng là kiểu tư duy của con người các nước phương tây, tư duy theo đường cong là tư duy của con người các nước phương đông, và cuối cùng tư duy theo đường zích zắc là kiểu tư duy của một số nhóm nước như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga... Mỗi kiểu tư duy mang phong cách riêng của mình. Tôi nhận thấy một điều rằng sự lý luận này là hoàn toàn có căn cứ. Với kiểu tư duy của người Việt Nam thì đó là hầu hết tất cả mọi người đều tư duy theo đường cong, mọi người thường không đi thằng vào vấn đề mà còn phải vòng vo rất lâu rồi mới đi đến ý định chính của mình. Là một người Việt Nam nhưng Tôi lại rất thích tư duy theo kiểu đường thằng, các bạn của Tôi cũng nói rằng tính của Tôi rất thằng thắn, nhưng cách tư duy này theo một khía cạnh, góc nhìn khác thì rất không phù hợp với con người Việt. Chính vì vậy, mà người xưa mới có câu: “ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nói thằng nói thật là hay làm mất lòng người khác, đó là theo quan niệm của người Việt còn với Tôi thì Tôi lại nhìn nhận vấn đề này theo một khía cạnh tích cực, nói thằng, nói thật, đi vào vấn đề, để giải quyết công việc một cách nhanh chóng không vòng vo làm mất nhiều thời gian, nói thẳng là đóng góp ý kiến một cách thật lòng, làm cho đối phương cảm thấy rút ra được nhiều kinh nghiệp từ vấn đề mà bản thân đang giải quyết. Đúng là chúng ta không nên nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn mà phải từ các góc nhìn khác nhau, lúc đó chúng ta mới có một cái nhìn tổng thể về nhiều mặt. Vì vậy, mà Tôi nghĩ mình phải thay đổi cách nhìn nhận suy nghĩ, nếu Tôi luôn đứng về mặt tích cực có những lúc Tôi lại phải phân vân lại rằng liệu có thật sự là tốt. Vì vậy, ngay từ bây giờ Tôi phải thay đổi bản thân trở nên chín chắn hơn và thay đổi góc nhìn của mình cho toàn diện hơn. Nếu bạn đi vào một vấn đề mà chỉ để nó dưới một góc nhìn thì có thể bạn sẽ đưa ra một quyết định chưa thật đúng đắn và đó là điều mà Tôi được học tại EAS Viet Nam.
Qua buồi học đầu tiên Tôi còn được biết một thứ mà có thể gọi nó là: “vũ khí kiểm soát tình cảm”. Đó chính là cách làm thế nào để tuyệt đối không thể để người khác nhìn thấy thái độ của mình. Là một con người khôn khéo, sẽ biết cách che đậy thái độ tình cảm, khi người khác nhìn thấy thái độ của mình có nghĩa rằng mình đã thất bại. Đây là một bí quyết, trong cuộc sống ngay từ bây giờ, tại bất cứ đâu, trên lớp học, trong phòng ở, hay đi ra ngoài đường phố, Tôi phải học cách thể hiện biết cách cư xử với mọi người và nhất là phải làm chủ được bản thân mình. Thầy đã dạy chúng tôi rằng chúng ta học cách để là một người thành đạt, chúng ta không thể nói những gì không theo phép tắc, không thể giống mấy cô, chú, các bác đi buôn bán ngoài chợ, muốn nói sao thì nói, và có thể gây gổ và đưa ra những lời lẽ thuộc dạng văn hóa thấp. Nhưng không vì vậy mà chúng ta có một cái nhìn khác về con người, chúng ta học những cái hay, còn những gì chưa hay, chưa được văn minh thì phải rút kinh nghiệm từ chính những vấn đề đó. Vì, chúng ta đang sống trong một cộng đồng, sống cùng những người bên cạnh chúng ta. Họ mang lại cho chúng ta rằng: chúng ta biết mình là ai khi chúng ta có người bên cạnh. Trong bài giảng của thầy có một đoạn văn nói rất là hay, mà Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người, đặc biệt là thành viên của EAS Viet Nam đều rất quan tâm và tâm đắc với đoạn văn này, nguyên bản của đoạn văn là: “Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu. Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo. Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “có lạnh không?”. Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn. Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy…”. Thật ý nghĩa đúng không? Đúng vậy, nghe thật sự ý nghĩa và câu nói rất đúng đắn. Khi bạn sống không cần những người bên cạnh liệu cuộc sống có còn ý nghĩa, con người có mọi thứ, nhưng không có hạnh phúc thì đến một ngày nào đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này thật vô nghĩa, hạnh phúc là chúng ta được ở bên cạnh những người thương yêu, họ chính là động lực giúp chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống, song bên cạnh những người thương yêu, chúng ta còn có những kẻ thù, kẻ thù ở đây không phải là những người có mối thù hận với nhau truyền kiếp, sống chỉ mong đến ngày để trả thù, mà kẻ thù của tất cả những người thành công là những tri thức, là những thử thách và những con người cùng chí hướng như chúng ta muốn đánh bại khiến chúng ta vấp ngã trên con đường thành công. Vì cuộc sống là như vậy ai cũng muốn sinh tồn, sinh tồn là căn cứ duy nhất để phát sinh ra những điều tốt đẹp, không phải chỉ có những con đường đầy hoa, mà còn có những con đường chông gai, chỉ có những con người thực sự có ý chí, lòng quyết tâm cho chính bản thân mình mới có thể và dám đương đầu để đi đến thành công. Và chúng ta thành công một phần chính là nhờ kẻ thù của mình, kẻ thù bắt chúng ta phải suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để chiến thắng. Đó là sự sinh tồn và thành công. Bài học thật thú vị và bổ ích với Tôi và các bạn trong lớp của Tôi. Bài học còn cho Tôi học được sự phán đoán của một người khôn ngoan trong bất kể trường hợp nào, khi một người khác đến với mình phải đưa được ra 3 câu hỏi:
Câu 1: Người ta đến với mình mang lại cho mình những gi?
Câu 2: Mình nhận được những gì, khi người ta đến?
Câu 3: Cộng đông mình nhận được gì, khi người ta đến?
Khi người ta đáp ứng được tất cả những câu hỏi này và mình thấy thỏa mãn thì người đó được chấp nhận. Khi học được học những gì mà thầy dạy Tôi cảm thấy bản thân mình bản lĩnh hơn và tự tin hơn khi khẳng định bản thân. Với một câu hỏi mà thầy còn dạy chúng tôi luôn phải ghi nhớ câu hỏi này là: tại sao người ta lại hỏi cẩu hỏi này? Để trở thành một người thành công bạn đừng bao giờ quên những câu hỏi đó, đó chính là những gì mà EAS đang dần định hướng cho chúng Tôi trên con đường lập nghiệp sắp tới.
Ngoài những phần trình bày giảng dạy về lý thuyết Tôi còn được học cả cách đi, đứng, ngồi, cách chào lịch sự, mặc sao cho đẹp lại lịch lãm… mang phong cách của một nhân viên công sở, nói thì có vẻ là dễ dàng nhưng khi thực hành Tôi mới thấy được rằng, không chỉ riêng Tôi mà tất cả những thành viên khác đều đã quen với cách đi của mình từ nhỏ cho đến tận bây giờ, để thay đổi cách đi, cách ngồi sao cho thật khoa học thoải mái, thật không dễ chút nào. Nhưng muốn là một người thành công, một con người mang phong cách làm việc công sở, làm việc theo đúng nguyên tắc công sở thì phải thay đổi con người của mình, phải học cách làm việc trong môi trường nghiêm túc, đó mới chính là con đường đi đến thành công.
EAS Viet Nam là một người dẫn đường chỉ lối đúng đắn cho bản thân Tôi nói riêng và những sinh viên của EAS Viet Nam nói chung. Đối với Tôi đến với EAS Viet Nam là một bước ngoặt trong cuộc đời, Tôi đang dần thay đổi mình khi tham gia EAS. Với môi trường đạo tạo nghiêm túc và phong cách làm việc chuyên nghiệp, song bên cạnh đó EAS Viet Nam cần những người khi tham gia EAS Viet Nam phải nhiệt tình, học cho chính bản thân, tạo dựng cho mình cơ hội tốt đẹp hơn (không ai cho ai cơ hội mà hãy tự mang cơ hội đến cho mình). Và mục đích của Tôi và của những sinh viên EAS đều muốn trở thành những con người thành công thật sự. Đó cũng là những gì mà thầy giáo đã nói với chúng tôi rằng: chúng tôi đào tạo các bạn là để các bạn được thành công bằng chính năng lực của mình cùng với sự tâm huyết của EAS Viet Nam.





TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng: Ngôn ngữ và văn hóa, của PGs. Bùi Phương Việt Anh, giảng dạy tại lớp TN02CN, ngày học 19/02/2011.


huongttt

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 21/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết