EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cảm nhận đôi điều về văn hóa,ngôn ngữ và tư duy-Nguyên Quốc Tự TN 03A

Go down

Cảm nhận đôi điều về văn hóa,ngôn ngữ và tư duy-Nguyên Quốc Tự TN 03A Empty Cảm nhận đôi điều về văn hóa,ngôn ngữ và tư duy-Nguyên Quốc Tự TN 03A

Bài gửi  nqt.9x Thu Mar 17, 2011 2:14 am


Văn hóa là yếu tố quan trọng tạo nên một xã hội ổn định trong những thời đại khác nhau.Nó tạo nên một hình ảnh riêng biệt của từng quốc gia,từng vùng từng lãnh thổ với những đặc điểm riêng biệt quy định cho các hình ảnh đó.Văn hóa có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo các cách diễn giải của các nhà nghiên cứu nhưng theo một định nghĩa đơn giản đó là: “Văn hóa là cách ứng xử của con người với con người,của con người với xã hội,của con người với thiên nhiên và của con người với chính bản than mình.Văn hóa tồn tại ở cả dạng vật chất và tinh thần”.
Với định nghĩa về văn hóa như vậy thì chúng ta cũng sẽ mường tượng ra một cách đơn giản về văn hóa và qua đó chúng ta cũng có những định nghĩa riêng của bản thân mình về văn hóa của mỗi người qua cách ứng xử của họ đối với con người, với xã hội , với thiên nhiên và đối với chính bản thân mình.Nói về tầm vĩ mô thì văn hóa chính là tổng hòa của văn hóa vật chất,văn hóa tinh thần,văn minh vật chất và văn minh tinh thần.Với văn hóa vật chất là làm ra phong cách riêng để tạo ra sản phẩm vật chất;Văn hóa tinh thần là cung cách ứng xử của người với người ,với xã hội ,với thiên nhiên và đối với chính mình; Văn minh tinh thần là trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong cộng đồng; Văn minh vật chất là trình độ cơ sở vật chất.Với ý nghĩa bao hàm rất lớn của văn hóa trong cả đời sống tinh thần và vật chất của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học,nghệ thuật như thơ ca,mỹ thuật,sân khấu ,điện ảnh… Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin,tri thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp.
Trên nền tảng lớn của văn hóa thì có những mảng nhỏ hơn nằm trong nó mà giá trị và lịch sử của chúng cũng góp phần tạo nên nền văn minh nhân loại,đặc biệt là những nền văn minh lớn trên thế giới.Đó chính là ngôn ngữ và tư duy.
Đầu tiên ta đề cập đến ngôn ngữ.Đây có lẽ và vấn đề mà các nhà văn hóa nghiên cứu đầu tiên khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau.Cũng như mọi nghành khoa học khác thì ngôn ngữ cũng bao gồm nội dung tri thức mà nó chứa.Trên cơ sở tri thức ngôn ngữ đã định hình và làm nền tảng của nghành khoa học này.Trong thời đại hiện nay nhờ những khám phá và tìm tòi thì làm cho ngôn ngữ ngày càng phát triển theo hướng tập trung mang tính đơn nghành và mở rộng mang tính liên nghành.
Chúng ta có thể chia một cách tương đối ngôn ngữ ra làm một số đặc tính cơ bản.Đó là ngôn ngữ lý thuyết, ngôn ngữ ứng dụng, tính tự quản và dựa vào hoàn cảnh.
-Ngôn ngữ lý thuyết nghiên cứu lí thuyết, tạo ra các cơ cấu diễn tả từng ngôn ngữ và các lý thuyết cho tất cả các ngôn ngữ.
-Ngôn ngữ ứng dụng sử dụng lý thuyết để giảng dạy sinh ngữ sửa khuyết tật.
-Tính tự quản là tính nghiên cứu hướng nội của ngôn ngữ
-Dựa vào hoàn cảnh là nghiên cứu tính hướng ngoại của ngôn ngữ, các tương tác của ngôn ngữ trong thế giới của con người.
Ta có thể khái quát về mặt cấu trúc của ngôn ngữ có hai mặt chính là mặt nghĩa và mặt âm.Và ta có thể khái quát một cách cụ thể gồm các mục sau:
-Ngôn ngữ âm học (phonetics) :nghiên cứu các cá thể (aspeit) của âm.
-Âm vị học (phonology) :nghiên cứu điển hình (pattern)của âm.
-Hình thái học (morphology) :Nghiên cứu bản chất của cấu trúc từ vựng.
-Cú pháp học (sytax) :nghiên cứu thủ thuật xây dựng câu trong ngữ pháp.
-Ngữ nghĩa học (semantics) :nghiên cứu ý nghĩa từ vựng học,thành ngữ học
-Ngữ dụng học (pragmatics) :nghiên cứu nghĩa đen –nghĩa bóng.
-Phân tích học (discourse analysis) :phân tích ngôn ngữ trong văn bản.

Qua khái quát về bản chất và các thành phần của ngôn ngữ thì chúng ta có thể khái về định nghĩa về ngôn ngữ: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong giao tiếp với cộng đồng”.
Ngôn ngữ đã được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà ngôn ngữ khác nhau trong một khoảng thời gian dài của lịch sử nên cũng có rất nhiều lý thuyết khác nhau về ngôn ngữ.Trong đó nổi bật là lý thuyết của nhà nghiên cứu người Thụy Sỹ Fedinan de Sausure là cha đẻ của nghành ngôn ngữ hiện đại đã đưa ra và hệ thống lại ngôn ngữ là tổng hợp của ba yếu tốVery Happyấu hiệu,hệ thống và người bản ngữ.
Và một yếu tố quan trọng không kém trong nền tảng văn hóa đó chính là tư duy.Ngôn ngữ và tư duy có quan hệ biện chứng với nhau rất chặt chẽ.Nhiều khi có sự đối lập nhưng nó luôn gắn kết trong một chỉnh thể thống nhất đó là văn hóa.Trong xã hội hiện nay thì chúng ta luôn phải sử dụng ngôn ngữ và tư duy trong mọi hoạt động sống của mình.Nhưng chúng ta sử dụng chúng như thế nào thì đấy mới là vấn đề cần phải bàn tới ở đây.Đối với đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập rất mạnh với thế giới bên ngoài thì bắt buộc chúng ta phải giao tiếp ở mức độ nào đó với người nước ngoài,khi đó chúng ta sẽ thấy tư duy và ngôn ngữ của họ khác chúng ta ở những điểm nào.Chính sự khác biệt đó tạo nên giá trị văn hóa riêng cho mỗi vùng,khu vực và đất nước khác nhau trong quá trình hội nhập.Và chính trong quá trình hội nhập thì sẽ có một quá trình tất yếu sẽ xảy ra đó là giao thoa văn hóa hay chính xác hơn là giao thoa ngôn ngữ và tư duy.Về ngôn ngữ thì một điều dễ hiểu là chúng ta cần học ngôn ngữ của họ thì mới giao tiếp được và ngược lại.Chính trong quá trình học ngôn ngữ đó thì những nét văn hóa của đất nước đó sẽ được bộc lộ và đó là một kênh quan trọng mà trước khi chúng ta giao dịch,làm ăn hay chỉ là đi du lịch đất nước nào đó thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu.Ngôn ngữ sẽ giúp cho chúng ta gần nhau hơn trong mọi hoàn cảnh nếu chúng ta “tìm được tiếng nói chung”.Phần thứ hai trong giao thoa văn hóa đó chính là giao thoa vê tư duy.Đất nước chúng ta đi lên từ nông nghiệp nên tư duy của phần lớn người dân là tư duy làng xã mà chưa mở rộng ra được.Nhưng khi có sự giao thoa thì tư duy đó sẽ thay đổi.Luồng tư duy mới vào sẽ thay đổi người dân về cách nghĩ,cách sống và cách làm ăn.Tuy nhiên không phải tất cả luồng tư duy đó đều tốt.Nên chúng ta cần chọn lọc và định hướng cho mình những tư duy tốt cần học hỏi và những tư duy không tốt cần tránh xa và loại bỏ.Cũng không thể nói rằng tuy duy làng xã là xấu cả,nên chúng ta cũng cần có thái độ đúng đắn với truyền thống cha ông.Ở đây là chúng ta phải hòa nhập chứ không phải hòa tan.
Đặc biệt khi học tiếng anh thì không chỉ chúng ta học mỗi tiếng anh mà chúng ta còn học về văn hóa của những nước đang lấy tiếng anh làm tiếng mẹ đẻ,còn phải học những tư duy tiến bộ để có thể áp dụng cho việc học tiếng anh mà xa hơn nữa là cho cuộc sống sau này.Một yếu tố không kém phần quan trọng là chúng ta thể hiện như thế nào để có thể truyền đạt ngôn ngữ mà mình đang học để người khác có thể hiểu được.Đó nằm trong những kỹ năng mềm mà chúng ta cần bổ sung trong suốt quá trình học để chúng ta có thể giao tiếp tốt hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
Có lẽ ai cũng muốn khi mới bắt đầu học tiếng anh là muốn mình thật giỏi trong thời gian ngắn nhất.Nhưng khi bước vào rồi thì mới thấy nó khó khăn và bao la biết chừng nào.Và điều đầu tiên phải nghĩ tới là không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu để biết mình đang đi đúng hướng.Em đang là sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH Thủy lợi.Đang học ở một trường kỹ thuật nhưng mong muốn và đam mê học tiếng anh luôn cháy bỏng.Em hi vọng thời gian học trong lớp tiếng anh của thầy Bùi Phương Việt Anh thì niềm đam mê đó sẽ luôn thôi thúc và tạo niềm đam mê cho em trong quá trình học tập của mình.








nqt.9x

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 17/03/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết