EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN17C_LANGUAGE AND CULTURE_VIVIAN_14,August,2010

Go down

TN17C_LANGUAGE AND CULTURE_VIVIAN_14,August,2010 Empty TN17C_LANGUAGE AND CULTURE_VIVIAN_14,August,2010

Bài gửi  vivian Sat Aug 14, 2010 2:49 am

Student name’s: Quynh Nguyen Thi Nhu
Class: TN18C
Ha Noi, 14, August, 2010
Dear Mr. Viet Anh
Have a nice day
I send you my homework

Ngôn ngữ và văn hóa
Tôi luôn được nghe câu nói “ngôn ngữ là một phần của văn hóa” và tôi luôn nghĩ rằng ngôn ngữ thuộc về văn hóa. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, ngôn ngữ có tính độc lập trong quá trình phát triển của mình và tác động lại văn hóa, thông qua ngôn ngữ một phần văn hóa của con người, của dân tộc mang ngôn ngữ đó được thể hiện.

1. Ngôn ngữ
Có khá nhiều những quan niệm khác nhau về ngôn ngữ nhưng một cách khái quát nhất “Ngôn ngữ là một hệ thống các dấu hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng.”
Với vài trò vô cùng quan trọng của mình đối với giao tiếp, sinh hoạt, phát triển cộng đồng Ngôn ngữ luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và phát triển nó như một nghành khoa học độc lập- ngôn ngữ học. Cũng như mọi ngành khoa học cơ bản khác, Ngôn ngữ học gồm hai nội dung tri thức là: tri thức ngôn ngữ học cơ sở đã được hình thành và làm nền tảng cho sự tồn tại của ngành khoa học này và tri thức ngôn ngữ học hiện đại nhờ khám phá, tìm tòi làm cho ngôn ngữ học phát triển tập trung theo hướng đơn ngành lại vừa mở rộng mang tính liên ngành, vừa chuyên sâu với tư cách của một ngành khoa học thực thụ lại vừa mang tính ứng dụng cao, phục vụ cho đời sống của con người. Khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ sẽ cung cấp cho con người một lượng kiến thức cụ thể về quá trình hình thành, cách sử dụng, cấu trúc của ngôn ngữ…Không thể duy trì, bảo tồn một ngôn ngữ khi bạn không biết được quá trình hình thành và phát triển của nó.
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng của con người. Khi một người bắt đầu sự sống trên thế giới họ bắt đầu bị tác động bởi ngôn ngữ. Mỗi con người sẽ bị tác động, ảnh hưởng từ ngôn ngữ của những người xung quanh giao tiếp với nhau và với họ. Mỗi người sẽ tiếp thu từ việc bắt chước, ghi nhớ đến hiểu và sử dụng ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Ngôn ngữ được tạo ra bởi tư duy của con người. Giữa ngôn ngữ và tư duy luôn có mối quan hệ mang tính biện chứng: Ngôn ngữ và tư duy là hai yếu tố luôn luôn vận động và phát triển, nhưng giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ và tác dộng qua lại lẫn nhau: Tư duy tạo nên ngôn ngữ nhưng dồng thời chính ngôn ngữ cũng tác động trở lại trong sự hoạt động của tư duy. Như Mác đã nói “ Ngôn ngữ và tư duy có những điểm thống nhất đây là hai yếu tố hiện thực tách biệt nhau nhưng lại nằm trong mối quan hệ thống nhất biện chứng nhau. Chúng không tách biệt nhau”. Theo Fedinan de Fectua thì “ Ngôn ngữ và tư duy như hai mặt của một tờ giấy không thể cắt mặt này mà không cắt mặt kia” (thống nhất nhưng không đồng nhất).
Như vậy, ngôn ngữ và tư duy của mỗi con người có sự gắn kết vô cùng chặt chẽ với nhau. Với bản thân tôi, nhờ tư duy con người có thêm sự hiểu biết, ghi nhớ và sử dụng thành thạo ngôn ngữ . Ngôn ngữ là một phần để thể hiện khả năng tư duy của mỗi cá nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào tư duy và ngôn ngữ cũng mang những sự đồng nhất.
Ngôn ngữ thường được biểu hiên dưới các hình thức sau:
Chữ viết: mỗi ngôn ngữ sẽ có một hệ thống các kí hiệu đặc trưng nhằm thể hiện ngôn ngữ đó.
Âm thanh: Là cách thể hiện khá phổ biến của ngôn ngữ. Cũng như chữ viết âm thanh là một hệ thống tín hiệu phức tạp do con người tạo ra để có thể giao tiếp. Mỗi ngôn ngữ sẽ bao gồm một hệ thống âm thanh cụ thể,
Ngôn ngữ hình thể: là một dạng biểu hiện đặc biệt của ngôn ngữ. Thông qua các hành vi của chỉ con người có thể thể hiện ngôn ngữ của mình.
Cách thể hiện ngôn ngữ của con người phát triển và tạo nên kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong một nền văn hóa với nhau và giữa thành viên của nền văn hóa này với thành viên của nền văn hóa khác. Đó cũng là cách mỗi cá nhân thể hiện văn hóa của bản thân mình.
2. Văn hóa.
Văn hóa là một khái niệm khá quen thuộc với mỗi người. Trong quá trình học tập tôi đã được tiếp xúc với khá nhiều những quan niệm, những khái niệm về văn hóa khác nhau trên thế giới theo thống kê số lượng khái niệm về văn hóa có thể lên tới hàng trăm. Và một định nghĩa khá đơn giản “ cái gì không phải tự nhiên thì thuộc về văn hóa”. Như vậy văn hóa được tạo nên do con người, do quá trình con người tác động chinh phục tự nhiên. Đồng thời sau khi được hình thành văn hóa cũng có những tác động trở lại chi phối hành vi, lối sống, suy nghĩ của mỗi con người trong nên văn hóa đó.
Định nghĩa về văn hóa “ Văn hóa là cách hành xử của con người với con người; của con người với xã hội; của con người với thiên nhiên môi trường; của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần.” Đã khái quát được quá trình hình thành, vai trò và phân loại của văn hóa. Văn hóa là yếu tố được hình thành, biểu hiện thông qua mọi hoạt động và hành vi của con người. Có thể coi văn hóa như một tảng băng chìm. Phần nổi của tảng băng bao gồm các yếu tố có thể nhìn thấy được như: ngôn ngữ (language), thức ăn (food), diện mạo hay vẻ bề ngoài ( Appearance). Phần chìm của tảng băng bao gồm các yếu tố khó có thể nhìn thấy hơn như: cách thức giao tiếp (communication style), tín ngưỡng (beliefs), cử chỉ điệu bộ (attitudes), hệ giá trị (values) và sự hiểu biết hay nhận thức (perceptions).
Đối với phần nổi của tảng băng:
Ngôn ngữ: Đối với mỗi nền văn hóa lại có một ngôn ngữ riêng. Với quá trình toàn cầu hóa hiện nay, có sự giao lưu và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Quá trình giao lưu và hội nhập về ngôn ngữ diễn ra khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các dân tộc đều đang cố gắng duy trì văn hóa bản ngữ của họ, đặc biệt là ngôn ngữ. Tại Việt Nam có 54 dân tộc vì vậy có rất nhiều các loại ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ đặc biệt với ngôn ngữ của dân tộc thiểu số đang dần mất đi. Đảng và chính phủ luôn có chính sách bảo tồn duy trì ngôn ngữ- văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Thức ăn: Thức ăn là phần dễ nhìn thấy và thể hiện rõ nhất nét văn hóa của dân tộc đó. Món ăn bộc lộ đặc trưng của nền văn hóa đó, món ăn của Trung Quốc và Việt Nam có thể có sự giống nhau nhưng không thể giống nhau. Nghiên cứu về món ăn của mỗi nền văn hóa có thể cho thấy xuất phát điểm của nền văn hóa đó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, các món ăn của Việt Nam thường được làm từ gạo và một số loại nông sản.
Diện mạo: Mỗi nền văn hóa thường có trang phục riêng. Tuy hiện nay các loại trang phục phổ biến tại các quốc gia đã có khá nhiều các điểm chung. Tuy nhiên trang phục truyền thống của từng dân tộc là sự thể hiện rõ nhất nền văn hóa của dân tộc đó. Với Việt Nam tà áo dài đã trở thành nét văn hóa truyền thống đang được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến, ở Nhật là áo kimono hay ở Hàn Quốc là áo Han bok. Đồng thời cách thức trang điểm, chải tóc cũng có những nét đặc trưng của từng dân tộc.
Phần chìm của tảng băng:
Cách thức giao tiếp: Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa lại có những cách thức giao tiếp khác nhau. Cách thức giao tiếp thể hiện nét văn hóa của dân tộc đó. Tuy nhiên hiện nay một số quy tắc giao tiếp chung trên thế giới đã được thực hiện như: bắt tay… việc sử dung cách thức giao tiếp truyền thống ở một số dân tộc đang dần mất đi.
Tín ngưỡng: trên thế giới có khá nhiều các tìn ngưỡng khác nhau. Nó là một phần của văn hóa và có vai trò chi phối đến đời sống và hành vi của mỗi con người.
Giá trị: Mỗi nền văn hóa có một hệ giá trị nhất định. Tuy nhiên, việc tìm hiểu, tiếp xúc với hệ giá trị này cần có phương pháp và thời gian nhất định.
Nhận thức của mỗi người dân: Người dân ở những nền văn hóa khác nhau có những sự nhận thức hoàn toàn khác nhau. Từ đó sẽ dẫn đến hành vi của họ cũng hoàn toàn khác. Ví dụ đơn giản do nhận thức khác nhau hình thành nên những nét văn hóa khác nhau. Nếu một người ở nền văn hóa khác đọc những quy định cho phụ nữ ở Đạo Hồi hiện nay: Cấm nghe nhạc, cấm không được chơi thể thao, không được ra ngoài khi không mang mạng che mặt…. Sẽ thấy những quy định đó thật kỳ quặc hay hà khắc… Nhưng những quy định đó vẫn được tồn tại cho đến ngày nay chứng tỏ nó vẫn được cộng đồng chấp nhận. Vì vậy nhận thức khác nhau người dân của sẽ tạo nên nét riêng cho mỗi nền văn hóa.
Như vậy không thể phủ nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Mối liên hệ chặt chẽ đó được biểu hiện như thế nào?


3. Văn hóa và ngôn ngữ
Nếu ví văn hóa và ngôn ngữ là hai vòng tròn thì chúng sẽ có dạng vòng tròn giao nhau. Điểm giao nhau giữa chúng là ngôn ngữ với âm thanh, chữ viết với cách thức giao tiếp…
Đã bao giờ bạn nghĩ mỗi khi bạn nói, bạn giao tiếp là bạn đang thể hiện văn hóa của bản thân và văn hóa của dân tộc mình? Đã bao giờ bạn nghĩ muốn học tốt một ngôn ngữ bạn cần biết được quá trình hình thành và phát triển của nó? Đã bao giờ bạn nghĩ nếu không có cách tiếp cận văn hóa thì ngôn ngữ của bạn dù có tốt đến đâu cũng không thể hoàn chỉnh được?
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc: 54 dân tộc, 54 tiểu văn hóa, 54 nét ngôn ngữ khác nhau. Bạn thấy bản thân thật may mắn khi nằm trong tiểu văn hóa lớn nhất trong 54 tiểu văn hóa kia: ngôn ngữ được sử dụng phổ biến, trang phục được lấy làm trang phục truyền thống, văn hóa được lấy làm đặc trưng của quốc gia….Nhưng đã bao giờ bạn thực sự quan tâm đến văn hóa của chính tiểu văn hóa của mình, của dân tộc mình? Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân có thể làm gì để duy trì và phát triển nền văn hóa đó trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay? Thật xấu hổ, nhưng tôi chưa làm được gì cả.
Chúng ta là những con người sống trong thời kỳ hội nhập, luôn phải tiếp xúc với những văn hóa mới. Có khi nào bạn nhận ra chính bản thân đang làm mất đi những nét văn hóa tố đẹp thông qua ngôn ngữ của chính mình? Lên các diễn đàn, forum của giới trẻ hiện nay, đôi khi chính bản thân tôi cũng giật mình bởi ngôn ngữ Việt Nam đã bị biến tướng đến mức khó hiểu, tây ta lẫn lộn: “hum nay mẹt we”= hôm nay mệt quá; “so ri an hem pho gét mất”= xin lỗi anh em quên mất…hay những ngôn từ không hay đang được giới trẻ sử dụng khá phổ biển. Có lần khi đi trên phố tôi không khỏi giật mình với một chiếc xe đạp của một teen với chiếc biển gắn phía sau “ Fuck me”, những chiếc áo với những dòng chữ “I want you”, “ kiss me now”... Bản thân là những người cùng nền văn hóa tôi vẫn cảm thấy khó chịu vậy những người nước ngoài khi nhìn thấy dòng chữ này sẽ nghĩ sao về giới trẻ Việt Nam hay văn hóa Việt Nam? Một vài ví dụ đơn giản đã có thể cho thấy phần nào mối quan hệ mật thiết của văn hóa và ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là cách truyền tải nhanh nhất văn hóa cho những người xung quanh. Hãy chú ý một chút nhé. Đôi khi bạn bị đánh giá là một người vô văn hóa, chỉ vì sử dụng ngôn ngữ không đúng cách đấy.
Vậy bạn đã nghĩ như thế nào về việc muốn tiếp thu một ngôn ngữ nhanh nhất là thông qua cách tiếp cận về mặt văn hóa? Một thời gian dài, trước khi tôi viết bài tiểu luận này tôi đã luôn tiếp cận với ngôn ngữ cụ thể là Tiếng Anh một cách khá máy móc. Tôi học đi học lại những công thức, những quy tắc và thấy nó thật cứng nhắc, khô khan và không thể tiếp thu được. Nhưng bây giờ tuy chưa thể khẳng định tôi có thể “learn by all heart” nhưng tôi có thể khẳng định là tôi đã bắt đầu “ start learn by heart”. Tôi cố gắng nhìn tiếng Anh như là một phần của văn hóa, và bắt đầu học tất cả những gì tôi có thể thấy từ văn hóa và ngôn ngữ với tiếng Anh: ngôn từ, ngữ điệu, cách thức sử dụng… mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Ngôn ngữ và văn hóa có rất nhiều đề tài hay nghiên cứu nói về vấn đề này và tôi nghĩ thầy và các bạn đã đọc về chúng đủ để tôi không cần phải nhắc lại.
Tôi chỉ muốn nói suy nghĩ của tôi về ngôn ngữ và văn hóa. Tôi coi ngôn ngữ là một phần quan trọng để thể hiện văn hóa, nó là công cụ và thước đo cho một nền văn hóa hay cho một cá nhân. Qua ngôn ngữ mỗi cá nhân có thể thể hiện cái tôi của mình và cái chung của tiểu văn hóa trực tiếp ảnh hưởng tới họ hay rộng hơn nữa là cả nền văn hóa mà họ đang sống, đang bị ảnh hưởng trong đó…
Một vài nét văn hóa đẹp của Việt Nam được thể hiện trong ngôn ngữ mà tôi tâm đắc nhất
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con



Your student
Quynh nguyen








vivian

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 09/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết