EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN15G_Language and culture_Hoa Nguyen Thi_09.18.10

Go down

TN15G_Language and culture_Hoa Nguyen Thi_09.18.10 Empty TN15G_Language and culture_Hoa Nguyen Thi_09.18.10

Bài gửi  Hoamoc Sat Sep 18, 2010 11:03 am

EAS VIET NAM
Full name: HOA NGUYEN THI SC: TN109517
Class: TN15G
Lesson : LANGUAGE AND CULTURE
Date: 18/09/2010

Dear Mr Viet Anh,
Here is my homework about language and culture.

Dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em, chiếm phần lớn là dân tộc kinh và một số các dân tộc thiểu số như: dân tộc Thái, Tày, Mường, Hmong, Dao, Hoa.... Mỗi một dân tộc có nền văn hóa , ngôn ngữ đặc sắc riêng biệt, mâng đậm bản chất của từng vùng từng miền, từng dân tộc.
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong mỗi quốc gia, nó là ngông ngữ giao tiếp chung của các dân tộc của một quốc gia, là nhân tố gắn kết các dân tộc với nhau. Có thể nói ngôn ngữ bao gồm 2 chức năng chính: vừa là công cụ giao tiếp, vừa giúp phát triển đất nước trên thế giới. Ở Việt Nam ngôn ngữ được chia thành 8 nhóm ngông ngữ chính như nhóm ngôn ngữ: nhóm Việt – Mường, nhóm Mông – Dao, nhóm Tày – Thái, nhóm Kadai, nhóm Nam Đảo, nhóm Hán, nhóm Tạng, nhóm Môn – Khmer.
Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là nhóm tiếng việt. Tiếng việt có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt nam, đặc biệt là trong thời kỳ Việt nam tiến hành mở cửa nền kinh tế thị trường. Ngoài ra thì tiếng việt còn đóng góp rất quan trọng trong khoa học, giáo dục và nâng cao dân trí ở Việt Nam. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính giữa các dân tộc ở Việt Nam, còn có 1 số ngông ngữ nước ngoài như tiếng anh, tiếng hoa... Nhưng tiếng việt luôn giữ vai trò then chốt trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của mình.
Văn hòa là sự kết nối các mối quan hệ Kinh tế, chính trị, và xã hội, nó là kết tinh của các quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xa hội, con người với chính bản thân mình. Văn hóa được tích lũy, phát triển, mở rộng trong đời sống hàng ngày của con người. Văn hóa luôn tồn tại với cuộc sống loài người bởi nó là những nét đặc thù được con người sáng tạo ra để phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy văn hóa chính là những kết tinh nhiều mặt của đời sống thường ngày trong lịch sử để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó cũng chính là mục tiêu mà con người vươn tới trong hoạt động của mình, cũng là môi trường sống của con người.
Văn hòa vừa mang nét truyền thống, vừa là sự kế thừa, gia lưu giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Văn hóa Việt nam ảnh hưởng lớn bởi các nền văn hóa của Ấn Độ, Trung Quốc... Văn hóa đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của các dân tộc Việt Nam trong quá trình hiện đai hóa, công nghiệp hóa đất nước và hội nhập với các nước bạn.
Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ở mỗi một dân tộc, vùng miền thì có một nền văn hóa đặc sắc riêng, như các điệu nhạc câu hát cổ truyền: những điệu hát ru con ngủ, những điệu hát đối đáp của các đôi trai gái tìm bạn đời , điệu nhạc trong lao động thường ngày, trong cúng lễ, và ngay trong cuộc sống thường nhật của mỗi chúng ta. Như các trò chơi dân gian : đu quay, nhảy sạp, kéo co.... Hay như các phiên chợ tình của các dân tộc nơi trai gái gặp nhau và kết duyên vợ chồng. Ngoài ra chúng ta còn biết đến các nhạc cụ dân tộc nổi tiếng như: Đàn Nhị chiếc đàn làm từ xương sọ ngựa và có 2 dây, đàn Tỳ Bà, trống Đồng ở Đông sơn Thanh hóa.... tất cả nó làm nên sự đặc trưng khó quên của mỗi vùng.
Trong đợt hè vừa rồi thì tôi có được đi lên vùng núi Tây Bắc du lịch cùng bạn bè, sau đây tôi xin nói về một chút về văn hóa nơi đây. Tỉnh Yên Bái một tỉnh miền núi với 65% dân tộc thiểu số, địa hình cao dần. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội tới địa điểm cuối cùng là thung lũng Mù Cang Chải, hành trình 6 ngày 5 đêm bằng xe máy. Đường đi đã được rải nhựa rất đẹp nhưng độ đướng rất dốc, với độ dốc là 10%. Trong hành trình này thì tôi đã được tới rất nhiều bản, đã được than gia lễ hội của các dân tộc nơi đây. Cảnh vật 2 bên đường trùng trùng điệp điệp, núi non hùng vĩ, cứ từ đèo này tới đèo khác, từ núi này tới núi khác các bạn sẽ cảm nhận rõ về sự thay đổi độ cao và khí hậu nơi đây.
Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần bạn cũng cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp của tình người. Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị, quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng, hai bên đường là những ruộng bậc thang làm choáng ngợp lòng người. Ruộng bậc thanh chiếm phần lớn, góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt nơi đây, đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Vào năm 2007, ruộng bậc thang ở nơi này đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch xếp hạng là di tích danh thắng cảnh cấp quốc gia.
Đặc biệt bạn sẽ cảm nhận rõ được khí hậu nơi đây, khí hậu Mù Cang Chải mang tính chất tiểu vùng rõ rệt, nhiệt độ trung bình là 19 độ, mát mẻ về mùa hạ, lạnh về mùa đông. Nơi đây vẫn được mệnh danh là “xứ sở của mây mù, núi cao và khe sâu”. Có rất nhiều khe suối chảy quanh, và thác nước góp phần tạo nên không khí mát mẻ nơi đây như ở bản Nậm Có, Nậm Muối.
Với đa số là người Mông sinh sống ở Mù Cang Chải. Càng lên cao các bạn thấy thú vị bởi Mù Cang Chải không chỉ đẹp trong màu xanh của núi rừng, màu vàng của đất, của lúa mà còn thấy cái đẹp trong tâm hồn người Mông, trong sự mến khách của đồng bào. Những đứa trẻ chăn trâu sát đường quốc lộ hồn nhiên đùa nghịch bên những hàng rào. Những đứa trẻ chúng rất rụt rè, ngại ngùng khi gặp chúng tôi, đôi mắt trong veo ngây thơ. Trên cao vài chiếc lán được dựng để canh lúa. Người Mông sống trên cao, họ chỉ xuống để trồng lúa rồi lại lên tít trên cao ở. Tôi xin được post 1 ảnh để mọi người cảm nhận được ruộng bậc thang mùa trái vụ:

Hôm cuối cùng chúng tôi có lên bản La Pán Tẩn chơi, được chứng kiến lễ cưới của anh chị người Mông. Chúng tôi được mời vào tham dự lễ cưới, họ rất hiếu khách. Tôi xin kể lại lễ rước râu mà t may mắn được chứng kiến hôm đó. Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi cơm đồ chín , và để 2 con gà luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác. Họ nói rằng mang chăn gối qua nhà chú rể để mong ước vợ chồng sống hạnh phúc và ấm êm.
Ngoài ra người Mông ở Mù Cang Chải có nền văn hóa dân gian phong phú, phản ánh nhận thức về cuộc sống thực tại gắn với thiên nhiên, khao khát vươn tới cái đẹp, cái thiện thể hiện trong làn điệu dân ca như: tiếng hát tình yêu, cưới xin, ru con, lao động sản xuất, …các phong tục, lễ hội mang những nét đặc sắc riêng của đồng bào như: cưới xin, tang ma… và rất nhiều câu chuyện cổ, tục lệ xưa mà cha ông để lại...
Đến với Mù Cang Chải các bạn sẽ cảm nhận được cảnh đẹp nơi đây, với núi non hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau, tình người nơi đây. Nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên và nỗi nhớ!!!
Tôi chỉ xin được kể một chút về Mù Canh Chải như trên, để chúng ta có thể biết tới 1 mặt của xã hội quanh ta, một nền văn hóa riêng. Nếu các bạn có dịp hãy lên đó chơi để hiểu và cảm nhận về cảnh vật, con người nơi đây. Tôi xin kết thúc bài viết.

Thank for your reading!


TN15G_Language and culture_Hoa Nguyen Thi_09.18.10 Picture903

Hoamoc

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 16/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết