EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ngon ngu va van hoa

Go down

ngon ngu va van hoa Empty ngon ngu va van hoa

Bài gửi  huyen bui Sat Jan 22, 2011 5:57 pm

Student’s name : Thi Thu Huyen Bui
Class : 16F
Lesson 1: Language and culture


Hàng ngày các bạn giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ, và các bạn đã nghe nhiều hay đã thấy nhiều nơi có viết “khu dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa”, “văn hóa công sở”…, nhưng không ít người vẫn chưa hiểu sâu sắc ngôn ngữ là gì, văn hóa là gì? Vậy ngôn ngữ , văn hóa là gì?văn hóa và ngôn ngữ có liên quan gì tới nhau?Để làm rõ điều này, trước hết chúng ta phải biết thế nào là văn hóa, thế nào là ngôn ngữ
Có rất nhiều định nghĩa về ngôn ngữ khác nhau nhưng theo lý thuyết ngôn ngữ học của Fedinan de Sausure thì “ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận , ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng”
Ngôn ngữ được hình thành gắn liền với những thông tin về âm thanh, màu sắc, hình ảnh, … các thông tin về hình ảnh và cấu trúc của hầu hết các đồ vật đã được hình thành và lưu trữ vào trong óc , ví dụ như nếu ta nhắc tới cái sào thì hầu hết trước tiên mọi người sẽ nghĩ ngay tới 1 đồ vật rất dài, còn sau đó mới nghĩ tới màu sắc, chất liệu,… Con người và muôn loài khác khác nhau ở ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ mà con người xây dựng nên một nền văn minh như hiện nay, mỗi đất nước,mỗi dân tộc khác nhau có một ngôn ngữ khác nhau : tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt…, như ở Việt Nam ta có 54 dân tộc ,do vậy mà vẫn có ngôn ngữ khác nhau trong đó tiếng Kinh vẫn phổ biến nhất.Khi ta nói ra một từ thì từ đó có thể có rất nhiều nghĩa, mà không riêng chỉ có tiếng Việt ta mới thế, mà một số các nước trên thế giới cũng vậy. Nói chung, dù bạn sống trong một đất nước như thế nào, dùng ngôn ngữ ra sao thì ngôn ngữ vẫn là một phương tiện quan trọng để bạn giao tiếp với cộng đồng
Đó là ngôn ngữ, còn văn hóa là gì ? “Văn hóa là cách hình xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần”.
Bạn đã từng nghe những câu: “đồ vô văn hóa” chưa và đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng : “ mình đã là người có văn hóa hay ít văn hóa” chưa? “ Vô văn hóa”, đó là câu nói dùng sai của một số người Việt Nam, chỉ có ít văn hóa hay có văn hóa thôi. Khi một người bị coi là ít văn hóa là khi họ có những lời nói, cử chỉ, hành động vượt ra ngoài những chuẩn mực, mong đợi, yêu cầu, quy tắc mà xã hội đặt ra.Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn minh vật chất, văn minh tinh thần. Nhìn vào cách ứng xử của một người với các thành viên khác, với xã hội, với thiên nhiên hay chính bản thân họ mà ta có thể biết họ là người có văn hóa hay ít văn hóa. Chính văn hóa đã tạo cho mỗi người một lối sống, một nhân cách, các mối quan hệ trong xã hội, tạo nên những bản sắc khác nhau trong xã hội,ví dụ như văn hóa của những người nông dân thì như thế nào, của những người có sự ảnh hưởng và địa vị quan trọng trong xã hội là như thế nào,… Văn hóa cũng tạo ra sự trật tự trong xã hội, ví dụ về văn hóa giao thông, trong khi giao thông thì không được vượt đèn đỏ.Đó không chỉ là quy định mang tính pháp luật, mà đó còn là ý thức, trách nhiệm, văn hóa của mỗi người, nếu ai cũng vượt đèn đỏ thì có lẽ giao thông sẽ bị lộn xộn và nhiều vấn đề khác sẽ nảy sinh.
Có nhiều người biết văn hóa là gì nhưng chưa hành động đúng, nhận thức được làm thế nào để mình là người có văn hóa, có thể chỉ một hành động rất nhỏ thôi mà người bên cạnh bạn có thể đánh giá được bạn là người có văn hóa hay chưa, cụ thể như hành động vứt rác của bạn, bạn đã vứt rác đúng nơi quy định chưa? Có những người biết hành động vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường nhưng một bộ phận không nhỏ lại sẵn sàng vứt rác bừa bãi ra đường phố.
Những nước khác nhau lại có văn hóa khác nhau, văn hóa Việt Nam khác, văn hóa Trung Quốc khác, văn hóa Nhật khác,…ngay cả khi những lứa tuổi khác nhau, lối sống khác nhau, chế độ khác nhau cũng đã dẫn tới văn hóa khác nhau rồi
Đó là văn hóa. Vậy ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ với nhau như thế nào?Tư duy có ảnh hưởng gì tới ngôn ngữ và văn hóa không ?
Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là một thể thống nhất không thể tách rời.Ngôn ngữ chính là cái để bạn giao tiếp với cộng đồng, với xã hội, để bạn thể hiện văn hóa của chính mình, và ngược lại văn hóa của bạn có tốt thì bạn thể hiện ngôn ngữ của mình mới đẹp được .
Theo từ điển bách khoa Việt Nam-2005 thì tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt- Bộ não người-Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán , lý luận,…
Tư duy có ảnh hưởng rất lớn tới ngôn ngữ , văn hóa và ngược lại. Ngôn ngữ có ảnh hưởng tới kiểu tư duy. Có 2 kiểu tư duy , đó là từ chi tiết tới tổng thể, từ tổng thể tới chi tiết. Như ví dụ ở trên, khi nhắc tới cái sào thì người ta nghĩ ngay tới một đồ vật rất dài, mà chưa nghĩ tới những cái chi tiết như: nó dài bao nhiêu, màu sắc ra sao, chất liệu thế nào,…Tùy thuộc vào mỗi người mà có những kiểu tư duy khác nhau nhưng theo kiểu tư duy nào cũng có những điểm mạnh điểm yếu,chỉ phụ thuộc người đó biết áp dụng kiểu tư duy nào cho phù hợp với mình, với từng hoàn cảnh mà thôi
Tư duy cũng ảnh hưởng tới văn hóa, tư duy tốt thì mới nhận thức được đâu là cái có văn hóa hay ít văn hóa, có như thế mới có hành động, thái độ đúng đắn được
Tư duy- Ngôn ngữ- Văn hóa, ba thứ không thể tách rời nhau.Qua bài này tôi hi vọng rằng các bạn không chỉ hiểu ngôn ngữ, văn hóa, tư duy là gì mà còn mong các bạn hãy hành động như một người có văn hóa

huyen bui

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 22/01/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết