EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

language and culture

Go down

language and culture Empty language and culture

Bài gửi  nguyennhung Thu Mar 10, 2011 9:05 am

Lesson: language and culture
Class: TN02CN
Name: Nhung Nguyen Thi

Có thể nói rằng, sống trong một cộng đồng thì việc giao tiếp là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng để làm thế nào để có cách giao tiếp lịch sự, cách nói chuyện hấp dẫn thì phải phụ thuộc vào hành động của mỗi người. Việc đó thể hiện trong hai mặt là ngôn ngữ nói chuyện và văn hóa giao tiếp của từng người khi tham gia giao tiếp trong xã hội. Vậy ngôn ngữ là gì? Một câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi và trả lời câu hỏi này chưa? Chúng ta thường không quan tâm nhiều đến vấn đề chúng ta sẽ nói gì, sẽ nói như thế nào, diễn tả hành động ra làm sao trong các cuộc nói chuyện bình thường các buổi liên hoan. Đôi khi, bạn và tôi thường không hay chú ý nhiều đến vấn đề này, nhưng hãy dừng lại và thử nghĩ xem chúng ta đã nói đúng chưa, đã chuẩn chưa? Vậy để hiểu rõ hơn và nắm vững hơn về ngôn ngữ trong giao tiếp chúng ta phải hiểu ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Ngôn ngữ là chính những từ ngữ mà chúng ta nói ra hàng ngày bằng chính giọng nói của mình, được phát ra từ cổ họng tạo thành những âm thanh mà làm cho người khác có thể nghe thấy. Ngôn ngữ có ba chức năng chính, để chỉ nghĩa, để thông báo và để khái quát hóa. Chức năng chỉ nghĩa: để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng, để gắn với một biểu tượng nào đó của sự vật hiện tượng và có chức năng làm phương tiện cho sự tồn tại, truyền đạt và nắm vững các kinh nghiệm xã hội, lịch sử loài người.
Khi nói chuyện thì mọi người xung quanh có thể đánh giá bạn là một người như thế nào qua cách noi chuyện của bạn, và hãy để họ thấy được bạn là người lịch sự và nói năng thật dễ nghe, cuốn hút. Chúng ta hãy học cách lắng nghe và cảm nhận để đáp lại người đối diện những câu trả lời hay nhất, hợp ý nhất. Bạn có thể nhận thấy một cách rõ ràng là ngôn ngữ của những người có học vấn khác với ngôn ngữ của những người ít học. Đơn giản là bạn hãy đi ra chợ, nơi này sẽ cho bạn thấy mọi ngôn ngữ trong cuộc sống, từ cách nói chuyện nhẹ nhàng đến những từ ngữ khó nghe hay thậm chí là những câu mắng nhau chửi nhau đều được thể hiện rõ nét ở đây. Và để hoàn thiện hơn thì ngôn ngữ sẽ luôn đi cùng văn hóa, vậy văn hóa là gì? Có thể nói một cách khái quát nhất văn hóa là cách hành xử của con người với con người, con người với cả xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần.
Những hành động cử chỉ chúng ta làm thường ngày đều thể hiện mức độ văn hóa của mỗi người. Qua cách đi đứng, cách nói chuyện, cách nhìn thì đều thể hiện rõ văn hóa của chúng ta, thể hiện giá trị của bản thân mình. Mọi người có thể đánh giá bạn qua những hành vi đơn giản đó nên bạn không nên coi thường chúng. Trong cuộc sống rất nhiều cách cư xử văn hóa vẫn đang diễn ra xung quanh ta chỉ có điều là chúng ta có nhận ra nó không thôi? Hay đơn giản là trên chuyến xe buýt một bạn thanh niên sẵn sàng đứng lên nhường ghế cho một cụ già, hay một cô bé đang cố gắng chỉ đường cho một người nước ngoài với vốn từ vựng ít ỏi nhưng trên môi luôn mở nụ cười thân thiện. Văn hóa không chỉ được thể hiện ở nơi công cộng mà còn ở trong chính ngôi nhà của chúng ta, qua cách nói chuyện với ông bà, ba mẹ với những người hàng xóm xung quanh. Nó được thể hiện ở rất nhiều phương diện, nhiều mặt của cuộc sống mà đôi khi ta không nhận ra điều đó.Chúng ta thường thấy có rất nhiều văn hóa như văn hóa công sở, văn hóa giao thông, hay khu dân cư văn hóa nhưng tựu chung lại thì văn hóa luôn thể hiện cái nhìn lịch sự và thân thiện hơn.
Trong trường học thì chúng ta cũng đã được học cách cư xử sao cho có văn hóa, nói chuyện sao cho lịch sự ngay từ khi còn học tiểu học. Nhưng đôi khi chúng ta lại bắt gặp hình ảnh trong một con người lại thể hiện hai mặt khác nhau, họ có thể nói chuyên với bạn một cách nhẹ nhàng nhưng trong trường hợp nào đấy thì điểm tối lại được thể hiện. Đơn giản là khi bạn gặp chuyện gì đó bực tức, bạn không làm chủ được bản thân thì vô tình bạn đã nói ra những điều khó nghe, có những hành động không đẹp mắt thì điều đó đã khiến bạn trở thành người ít văn hóa trong xã hội này. Tuy không phải lúc nào cũng xảy ra điều đó nhưng nó lại phản ánh thực chất cách giao tiếp của bạn trong mọi tình huống. Ở đây tôi dùng từ ít văn hóa vì không có ai là không có văn hóa dù bạn là giáo viên, sinh viên đến những người buôn bán hay những phạm nhân tử tù thì tồn tại trong mỗi người đều có văn hóa. Họ chỉ khác nhau ở một điều là mức độ văn hóa của mỗi người đến đâu, cách cư xử của họ như thế nào mà thôi. Trong cuộc sống, chúng ta theo thói quen vẫn thường gọi là người vô văn hóa, vô đạo đức nhưng chúng ta chưa hiểu hết nghĩa của câu nói một cách rõ ràng nhất. Không ai trên thế giới này là không có văn hóa vì vậy khi nói chuyện bạn nên hêt sức chú ý vào cách dùng từ của mình để không làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy dùng là ít văn hóa thì sẽ lịch sự hơn, nó cũng thể hiện rõ ta là người có hiểu biết trong ngôn ngữ và văn hóa. Đôi khi trong cuộc sống bạn gặp một người nói chuyện với bạn rất nhẹ nhàng, lịch sự thì bạn chưa thể đưa ra kết luận gì vội về con người họ. Bởi lý do họ thể hiện với bạn một cách nhưng với những người xung quanh nhất là với những người có địa vị thấp trong xã hội như thế nào, hay đấy chỉ là một mặt tốt đẹp được phô ra nhưng ẩn sau điều đó thì chứa đựng những điều mà ta không hay biết.
Hay lấy một ví dụ cụ thể, một hình ảnh rất quen thuộc chúng ta thường gặp ở các bến xe là khi bạn đến thì họ chào mời bạn một cách nhiệt tình, thậm chí như là những người quen biết nhau, nhưng khi bạn không lên xe của họ thì sắc mặt và thái độ của họ lập tức thay đổi. Lúc đó bạn sẽ nhận thấy được con người thật của họ, những lời nói khó nghe sẽ liên tiếp được sử dụng dành cho bạn và qua cách nói chuyện đó bạn sẽ nhận thấy được họ là những người như thế nào, văn hóa của họ tới đâu. Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người khác, hãy nhìn vào toàn bộ con người họ cách cư xử của họ đối với người xung quanh để nhận biết được họ là người có văn hóa hay không. Và chúng ta cũng nên chú trọng rằng văn hóa và ngôn ngữ luôn đi cùng nhau không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ chúng luôn tồn tại song song với nhau cùng bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Một người ít văn hóa sẽ không bao giờ nói ra được những lời hay ý đẹp mà họ luôn cáu gắt hay dùng những ngôn từ khó nghe, còn ngược lại những người có văn hóa họ luôn tỏ ra nhã nhạn lịch sự và luôn thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh. Khi nhìn vào người đối diện mình nói chuyện chúng ta sẽ nhận thấy thái độ, biểu cảm của họ những từ ngữ mà họ nói ra và qua đó chúng ta có thể thấy được mức độ văn hóa của người khác. Hay văn hóa còn thể hiện qua các phong tục tập quán truyền thống của nước ta như văn hóa cồng chiêng, văn hóa múa rối nước, các lễ hội ở làng xã của mọi miền quê trên đất nước ta. Nó thể hiện sự tôn nghiêm, sự thành kính của mỗi người dân giành cho nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình. Như trong các đám cưới hỏi bao giờ vẫn có mâm trầu cau, đó là nét văn hóa riêng của người dân Việt, dù đi đâu thì nét văn hóa đó luôn in sâu trong tiềm thức của chúng ta-người con đất Việt.
Và trước khi tôi học về ngôn ngữ và văn hóa, thì tôi luôn hiểu sai về ý nghĩa của cụm từ này nhưng từ khi tôi được học bài giảng của thầy Bùi Phương Việt Anh thì tôi thực sự đã hiểu ra rằng từ trước tới giờ mình luôn không để ý đến ngôn từ nói ra và văn hóa trong xã hội. Tôi đã mắc rất nhiều sai lầm và khuyết điểm với mọi người và giờ đây khi đã biết một cách kỹ càng về ngôn ngữ và văn hóa tôi đã có thể rút ra cho mình một số kinh nghiệm và cùng chia sẻ với mọi người. Từ một cô học sinh nhút nhát và rất sợ giao tiếp với mọi người xung quanh tôi đã bỏ lỡ biết bao cơ hội bao người bạn thân để giờ đây khi đã là một cô sinh viên tôi đang cố gắng để thay đổi bản thân mình, để không mắc phải những sai lầm như trước nữa. Tôi đã sông cởi mở hơn tươi vui hơn và đặc biệt là không ngại tham gia bất kỳ hoạt động nào của đoàn thể, bởi tôi biết rằng trong môi trường công cộng có rất nhiều người tốt và tôi có thể học ở họ rất nhiều thứ, quan trọng hơn là tôi sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Và trong một môi trường khắc nghiệt tôi phải biết tự làm gì để có thể đứng vững, tự sức mình chống chọi với mọi khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Một buổi học trên lớp chỉ kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ nhưng thực sự đã dạy cho tôi rất nhiều điều bổ ích mà tôi có thể vận dụng trong cuộc sống sau này. Để rồi khi ra xã hội tôi đã nhìn nhận các vấn đề một cách khái quát nhất, tổng quát nhất từ mọi góc độ của cuộc sống. Qua lăng kính nhỏ bé của mình tôi đã cảm thấy phần nào đó tự tin hơn trước đám đông điều mà tôi rất sợ đối mặt. Học trong môi trường đại học tôi thường xuyên phải có những buổi thuyết trình trước lớp, nhưng mỗi lần như vậy là chân tay tôi lại run lẩy bẩy không kiểm soát nổi, còn giọng nói bắt đầu chuyển đổi mặc dù tôi đã cố gắng lấy lại sự bình tĩnh nhưng tôi không làm được. Nhưng sau khi học lớp của thầy tôi đã nhìn ra vấn đề mình gặp phải và tôi đã đang và cố gắng khắc phục nó,kết quả thể hiện là khi tôi lên thuyết trình bài tiếng anh trước lớp tuy kết quả không như mong đợi nhưng tôi đã nhận thấy rằng mình không còn cảm thấy run nữa, không còn sợ hãi như trước kia nữa và tôi cũng phát hiện ra mình còn có những khả năng khác nữa mà mình không khám phá ra. Thật bất ngờ. Và tôi cũng đã biết thêm một tổ chức dạy tiếng anh và kỹ năng trong cuộc sống ở Việt Nam, đó là EAS Việt Nam. Trong một môi trường có thể nói là hết sức khắc nghiệt tôi được học cách giao tiếp học tiếng anh và học những kỹ năng mà không một trung tâm nào một ngôi trường nào có thể dạy tôi những điều đó. Thực sự là đôi lúc tôi cảm thấy quá áp lực và căng thẳng những lúc đó tôi nghĩ rằng hay mình phải bỏ cuộc giữa chừng, tôi không thể theo kịp với chương trình nhưng tôi đã quyết tâm là mình phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm và tôi đang dần thích nghi với môi trường làm việc và học tập đầy thử thách này. Tôi đã rút ra cho mình được rất nhiều bài học quý báu về tính làm việc để sau này khi bước vào công việc mới tôi đã có đủ tự tin để tự khẳng định mình với mọi người xung quanh. Bài học đầu tiên mà tôi nhận được là cách nói chuyện giao tiếp với người đối diện, những lời nói mà bạn nói ra là con dao hai lưỡi, nó có thể làm cho người khác thấy được nét đáng yêu của bạn và cũng có thể làm cho người ta thấy bạn là con người có trình độ văn hóa tới đâu. Vì vậy, khi giao tiếp bạn hãy tỏ ra mình là người khôn khéo trong mọi tình huống, hãy thận trọng và suy nghĩ chín chắn trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng với vẻ ngoài sang trọng và xinh đẹp thì bạn có thể coi thường hay đánh giá người khác qua cách nhìn mà hãy xem họ có cách cư xử như thế nào đối với người xung quanh. Đến cả những chính trị gia nổi tiếng trên thế giới, họ cũng đã phải học các lớp về cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ để dùng trong các buổi hội thảo hay trả lời phỏng vẩn. Cũng thật dễ hiểu, vì khi sinh ra chúng ta được học tiếng mẹ đẻ và qua nhiều năm tháng lớn lên thì ngôn ngữ đó được vận dụng một cách linh hoạt hơn nhưng chưa ai dạy chúng ta cách dùng chúng trong mọi tình huống hay chỉ bảo chúng ta cách vận dụng mà là do chúng ta tự học từ môi trường xung quanh. Nên vì thế mà mỗi người có các ngôn từ khác nhau giọng nói khác nhau để biểu đạt cảm xúc của mình. Do đó, mà văn hóa của chúng ta cũng khác nhau, mỗi người đều có một trình độ văn hóa của riêng mình. Điều đó cũng do yếu tố về mặt tư duy của chúng ta khác nhau nên dẫn đến những lời nói cũng khác nhau, nhận thức khác nhau về một vấn đề nào đó. Một con người từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành sẽ tạo cho mình một thương hiệu riêng, để nhìn vào đó họ có thể thấy được mình là người ít văn hóa hay nhiều văn hóa. Muốn tạo dựng thương hiệu này thì ngay từ bây giờ bạn phải sử dụng cách ngôn từ một cách có hiệu quả và có hợp lý. Ngôn từ mà chúng ta nói ra thì không thể rút lại được hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói không thì bạn phải hối hận về các hành động của mình. Tôi đã từng một lần phải hối hận về hành vi của mình, đó là hồi tôi học lớp 11 cô giáo chủ nhiệm của tôi dạy tôi môn hóa. Vào hôm tôi trực nhật lớp vì nghĩ rằng lớp quá rộng và nhiều việc phải làm tôi đã không trực nhật mà chỉ đi nhặt rác vương vãi ở xung quanh đến khi lớp trực ban đi chấm điểm thì lớp tôi đã bị trừ khá nặng về điểm số này. Cô giáo tôi đã hỏi tôi tại sao lại không trực nhật lúc đó tôi đã cãi lại cô giáo- một hành động mà tôi đã ân hận vô cùng. Từ trước tới giờ tôi luôn được biết đến là một người ít nói và theo nhận xét của bạn bè thì tôi còn hiền nữa nhưng tôi không thể hiểu tại sao tôi lại làm như vậy tôi đã làm cô giáo buồn. Một người luôn quan tâm và lo lắng cho học trò và đặc biệt là một học sinh như tôi, kỷ niệm đó không bao giờ tôi quên một kỷ niệm rất đặc biệt. Và khi ra trường cô giáo đã nói rằng khi đến ngày lễ cô không cần quà của các em mà cô sẽ nhận món quà đấy khi các em đã ra trường đi làm và tháng lương đầu tiên các em hãy mua quà khi đó cô sẽ nhận. Câu nói đó của cô luôn in đậm trong tâm trí tôi và kể từ khi đó tôi đã tự hứa với chính bản thân mình rằng tôi nhất định sẽ phải kiếm được một công việc thật tốt và trong tháng lương của mình tôi nhất định sẽ mua cho cô một món quà thật ý nghĩa. Bạn biết đó chỉ cần một câu nói cũng đủ để làm tổn thương người khác và điều đó sẽ không bao giờ kéo lại được nên bạn hãy thận trọng. Nếu bạn có từ chối ai đó thì hãy lựa cách từ chối nào sao cho người nghe cảm thấy không bị xúc phạm hay tổn thương nhất thì bạn đã thành công rồi đấy. Trong cuộc sống hiên tại vấn đề giao tiếp và văn hóa đã được quan tâm và chú trọng nhiều hơn, đã có nhiều người nhiều trung tâm mở lớp dạy về vấn đề này và tôi thấy để học tốt nhất và hiệu quả nhất là bạn phải tự rèn cho mình các kỹ năng trong cuộc sống, biết đối mặt với khó khăn và thử thách ban đầu. Đừng bao giờ gục ngã hãy luôn mỉm cười vì xung quanh bạn có rất nhiều người luôn quan tâm và giúp đỡ bạn, hãy vững vàng hơn đứng vững trên đôi chân bạn, hãy tự bước đi không bao giờ nhụt trí thành công sẽ luôn chờ đón những người nào biết vượt qua thử thách. Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy biết cho để biết nhận.
Qua bài viết này, điều mà tôi muốn gửi đến các là hãy sống sao cho không bao giờ phải hối hận, không bao giờ để người khác nhìn bạn với con mắt coi thường mà là nể phục. Tôi đang cố gắng để thực hiện điều đó và tôi cũng mong muốn bạn cùng tôi hãy làm việc này, một môi trường khắc nghiệt và nghiêm khắc luôn luôn đi liền với sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Cuộc sống không cho ai thứ gì mà là do chúng ta quyết tâm đạt được hãy trân trọng những thứ ta có và cố gắng bằng hết sức mình để đạt được những điều mà ta mong muốn. Hãy bắt đầu từ những điều giản đơn nhất, qua lời nói ngôn ngữ và văn hóa của mình, hãy là một người trẻ đầy nhiệt huyết tràn đầy sức sống làm việc và học tập hết mình vì tương lai của bạn và vì tương lai của đất nước mình. Hãy cho bạn bè trên khắp thế giới thấy được tuổi trẻ Việt Nam luôn chung tay cùng nhau xây dựng đất nước. Hãy nói ra những ngôn từ thật hay và thật có ý nghĩa để chứng tỏ mình là người có văn hóa qua cách nói chuyện qua hành động và cử chỉ của mình nơi đông người. Tôi nghĩ sẽ không khó để làm được việc đó chi cần chúng ta cố gắng và có lòng quyết tâm cao thì không có gì là không thể. Điều đó cũng rất có lợi cho ta khi đi xin việc một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc này các bạn nhé!






























Tài liệu tham khảo


1. Bài giảng của PGS Bùi Phương Việt Anh
2. Ngôn ngữ và văn hóa theo thu san Nguyễn Thế Hùng.


nguyennhung

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 22/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết