EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN17C_ language and culture_Le Doan_14th August 2010

Go down

   TN17C_ language and culture_Le Doan_14th August 2010 Empty TN17C_ language and culture_Le Doan_14th August 2010

Bài gửi  thachanh Sat Aug 14, 2010 11:25 am


Student 's name: LE DOAN
Class: TN 17C
lesson: LANGUAGE AND CULTURE
Ha Noi, 14, August, 2010



Dear Mr Viet Anh !
Have a nice day ! this is my homewok. Thanks !


Mọi sinh vật sinh ra trong vũ trụ này đều chịu sự chi phối của những quy luật chặt chẽ của môi trường xung quanh và con nguời cũng không nằm ngòai tầm phủ sóng. Tuy nhiên, con người khác với những sinh vật khác là con người sống và hoạt động theo một trật tự xã hội nhất định với những thiết chế, luật lệ, hay nói theo một cách nào đó thì con người có văn hóa. Tôi xin trích dẫn một khái niệm văn hóa của mr Việt Anh: “ văn hóa là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần”. nếu ta coi giới tự nhiên là cái nôi nuôi sống con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai hình thành và nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người.
Theo như định nghĩa trên, ta thấy văn hóa là một khái niệm hết sức đa nghĩa, duờng như là bao trùm tất cả mọi hoạt động mọi hành vi trên trái đất này của con người. vì vậy, tôi xin mạn phép nói về văn hóa với giới trẻ 9X. Trong hiện thực ngày này, thời kỳ của tự do hóa thương mại, mở cửa hội nhập, sự trao đổi và giao lưu văn hóa với thế giới tới mọi mặt của đời sống xã hội nước ta càng ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ, ngành công nghiệp truyển thông đã làm nên cuộc cách mạng lớn, có thể nói là thay đổi cục diện thế giới, đảo lộn các thang đo giá trị, nhịp sống và đồng thời tạo ra không ít những quan điểm mới lạ, có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, quan niệm việc định hướng giá trị của thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên_ Lứa tuổi mầm non của đất nước, vì vậy ta không thể làm ngơ đứng ngoài sự thay đổi này.
Nói đến văn hóa là nói đến con người, tới việc phát huy năng lực bản chất của con người nhắm hoàn thiện con người hoàn thiện xã hội, đưa con người đến cái gọi là chân, thiện, mỹ. Còn giới trẻ ngày nay thì lại quá thích thể hiện, và cái Tôi ngày một đưa lên cao hơn, phần nhiều dựa cảm xúc nhất thời, sự ảnh hưởng lớn của xã hội của văn hóa du nhập. không thể phủ nhận sự tiến bộ, sự năng động tự tin…những ưu điểm của giới trẻ, nhưng” lắm tài thì nhiều tật”, đó là sự ích kỷ, bệnh yêu và tôn sung bản thân thái quá, không biết quan tâm tới cái chúng ta.
Tôi thật bất ngờ khi nhận ra sự khác biệt giữa 2 thế hệ dù độ chênh lệch tuổi tác không đáng là bao. Tại tôi chưa biết hay tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó như thế ! Tôi đã giật mình khi thấy những bạn nữ sinh chạy theo trào lưu emo (một trào lưu ăn mặc khác người, trang điểm đậm nét) thích hò hét, khuấy động, đập phá tại những buổi party đông người,trong khi đó lại có những bạn nữ thích post lên mạng những clip múa khêu gợi, những bức ảnh “khoe hàng”. Rồi gần đây lại nổi lên những vụ bạo lực học đường mà nhân vật chính là các nữ sinh, với các clip ẩu đả theo hội chứng đám đông vô tình “cổ xúy” cho những hành động bạo lực khác. Có những người lại thể hiện “cái tôi” bằng cách tiêu tiền như nước trong các quan rượu, vũ trường,c ác bar…sang trọng; và tất nhiên đó không phải là những đồng tiền họ kiếm ra. Rồi những “cái tôi” khủng khiếp hơn được thể hiện là những băng nhóm tội phạm ngày càng trở lên nhiều hơn, hành động ngày càng man rợn hơn, đem lại lỗi kinh hoàng và lo sợ cho mọi người.
Những cái tôi này dường như đã quên mất rằng họ đang sống trong một cộng đồng người, một cộng đồng văn hóa mà mỗi cá nhân là một thành tố tạo nên cộng đồng đó. Với quan niệm “ta là một, ta là riêng, là tất cả” họ quên đi trách nhiệm của mình trong cộng đồng, họ chỉ biết làm mọi cách để thổi phồng cái tôi lên, tô đậm thêm cho bản thân mình. Những cái tôi ngày càng bự lên, loài người sẽ không phải cố gắng mà nhìn cho thấy cái tôi nữa mà là “ đập thẳng vào mắt” họ rồi. Mà là những cái gì chứ, những cái suy nghĩ lạ lùng, những mốt kinh dị, những lối sống, cách ăn mặc… ôi trời ơi, cứ mỗi một trào lưu đi qua lại là tiền đề cho trào lưu mới nổi lên và ngày càng thu hút được teen. Như mấy năm gần đây, trào lưu emo tự rạch tay mình của một bộ phận teen thể hiện nỗi buồn một cách khác người, hay trào lưu giả làm les, rồi các cuộc chạy đua với danh hiệu “hot girl, hot boy”… mà đúng là đáng “hot” thật. Nếu như trước đây, người ta nhắc đến hot girl thì người ta nghĩ ngay ra đó là một cô gái xinh xắn, tài năng, duyên dáng. Còn bây giờ! À, vâng, không phải là không còn như thế nữa mà bây giờ có nhiều kiểu hot lắm, cách thể hiện cá tính cũng hay lắm cơ. Girl X tuyên bố là không thèm thi đại học thế là cá tính, bỏ học đi chơi thế là cá tính, rồi từ thế mà nổi lên thành hot… họ quên mất việc rèn luyện bản thân, rèn luyện đạo đức mà chạy theo những ánh hào quang chớp nhoáng. Họ chăm chút vẻ bề ngoài của mình, chụp những cảnh nóng post lên mạng, lấy người yêu làm thang đo cho sự nổi tiếng…họ đang bắt đầu thể hiện cái tôi của mình chệch hướng.
Nhìn những cảnh này mà tôi không hết suy tư, tôi lo lắng cho những đứa em của mình, liệu chúng có rơi vào cảnh như vậy không? Thức sự là đáng lo sợ đấy ạ! Nếu như trước đây, tôi nhìn tình yêu học trò bằng cái nhìn tích cực, đó là thứ tình cảm trong sáng ,đôi khi còn có thể trở thành động lực để hai người cùng cố gắng, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì tôi chưa từng thấy đôi nào như thế. Mà cụ thể hơn là thấy nhan nhản những sự việc đau thương ngoài ý muốn, những em gái mới 15, 16 tuổi, ôm bụng khóc lóc ở những phòng khám thai, và còn nhiều cảnh khác nữa, mà tôi không tiện nói ở đây. Rồi lại nhan nhản những web, những blog nóng hổi, giúp dân tình “rửa mắt”: những bức ảnh nữ sinh khỏa thân trong phòng tắm, nữ sinh chụp nude nghệ thuật… điều đặc biệt trong chùm ảnh đó là các bé thản nhiên khoe các đường cong cơ thể một cách tự nhiên, không ngượng ngùng, thậm chí còn không thèm che đi cái khuôn mặt xinh xắn của mình nữa. Với những bức ảnh này, chủ nhân của chúng nổi danh nhanh chưa từng thấy, biện minh cho hành động của mình, giới trẻ cho rằng: đó chỉ đơn cử là lưu giữ những nét đẹp “xuân thì” nhất của tuổi xuân hay chỉ muốn giữ lại “ một phút huy hoàng” trước công chúng !
Bây giờ văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam nhiều, lại toàn cầu hóa nữa , có khi còn phải học và thực hành văn hóa bên họ. Đó cũng chẳng phải là điều không tốt, những cũng chẳng hay ho gì khi nhìn những bản sắc dân tộc mình bị thay thế, bị lãng quên. Tôi không chấp nhận được sự cổ hủ của người xưa, và càng không thể chấp nhận được sự hiện đại của giới trẻ ngày nay. Đi đâu rồi một cô học trò trong sáng chăm chỉ học hành, rèn luyện bản thân, đi đâu rồi những tình yêu học trò đơn sơ mộc mạc, sự thẹn thùng đến đáng yêu… giới trẻ ngày nay dạn quá !
Những năm gần đây, trong giới sinh viên Việt Nam xuất hiện hiện tượng sống thử. Nói là sống thử chứ thực ra là sống hết sức thật, hết sức nghiểm túc, tình cảm thật, tình dục thật, chi tiêu thật …, phải nói là chung sống trước hôn nhân mới đúng. Trào lưu này bắt đầu từ phương Tây vào những năm 60 của thế kỷ trước, và giờ nó như một làn sóng ngầm mà nổi cuộn ở Việt Nam. Thiết nghĩ, trong xã hội đậm nét Á Đông như Việt Nam thì sẽ không bao giờ chấp nhận hiện tượng đó, nhưng thực tế thì xã hội vẫn phải nhăn nhó chấp nhận. Có khi nào đó người ta coi nó như là một cái ung nhọt, đau nhức nhưng vỡ ra lại lành. Vâng, cũng đúng thôi, khi mà một sự việc đi quá giới hạn thật của nó thì theo quy luật vận động sẽ tự nó quay trở lại cho phù hợp, nói theo một cách nào đó thì đó là quy luật sinh tồn? Nhưng cũng phải nói sống thử mang lại các yếu tố tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Như tôi thấy, không mấy những đôi sống thử đi cùng nhau đến cuối con đường, thường là lạc nhau ở ngã rẽ. Khi chuẩn bị bước vào cuộc sống thử, các bạn trẻ không nhìn chân thực và toàn diện cuộc sống mới, họ chỉ thấy một màu hồng nhạt mát mắt mà thôi. Để rồi khi bước ra khỏi cuộc sống này, không ít người chai sạn cảm xúc, mất hết niềm tin vào tình yêu_ thứ được coi là linh thiêng cao quý nhât cuộc đời này, không những thế lại còn những người mang theo tâm trạng tiêu cực muốn trả thù. Mà lại chẳng thể cao tay để trả lại cho kẻ gây thù, họ quay ra thế giới loài người, và từ đây không ít người lại đi theo con đường đó. Có khi nào, tất cả loài người không ai còn mong muốn một cuộc sống gia đình, một cuộc hôn nhân hoàn thiện, tất cả chỉ là thử thôi, nếu có điều đó xảy ra thì trái đất này có lẽ không bao giờ hướng tới văn minh cao mất. Đây là văn hóa mới, văn hóa hiện đại với bạn trẻ sao?
Lại nữa gần đây, trên cộng đồng dân cư mạng nổi lên sự việc: cô gái 9X mất trinh chỉ vì 38000vnd, do chơi game thâu đêm không có tiền trả cho ông chủ nét. Trả lời vô tư cho hành động của mình, cô nói: “Thiếu nợ là bỉ ổi, làm chuyện đó là dơ bẩn, dùng sự bỉ ổi và dơ bẩn để đổi lấy sự trong sạch, đó là chuyện thích đáng! Tình dục chẳng qua là một phần của nhân thể, có quan trọng vậy không? Người ta xem chán rồi thì chuyện đó cũng là bình thường.” Thế hệ 9X sắp trở thánh những trụ cột mới của nước nhà thế mà…Liệu nhân sinh quan và giá trị quan của thế hệ 9X hiện nay có thể hoà nhập với quỹ đạo xã hội không?
Tạm gác lại vấn đề tế nhị trên, tôi muốn nói đến một trào lưu cũng mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây 2 năm, đó la trào lưu bắt nguồn từ trào lưu Emo trong giới trẻ phương Tây và du nhập vào nước ta qua internet. Nói chung, trào lưu đó là: các bạn trẻ thích dùng dao nhọn, sắc rạch lên cơ thể mình. Với quan điểm teen rằng: đàn ông con trai mà chân tay mịn màng không vết chầy xước thì chẳng xứng đáng đàn ông con trai, hay những cô gái chán kiều thùy mị nết na nên thỉnh thoảng dùng dao rạch vài đường trên cổ tay cho có cá tính ! Cái này có khi ta nên gọi là Sẹo ngầu cho đúng. Bên cạnh đó cũng không ít người rạch tay chân để thành Sumurai, vết càng sâu đẳng cấp càng cao; lại những kẻ si tình, khắc lên tay thể hiện tình yêu, còn thể loại nữa là rạch tay cho vui, cho nguôi ngoai nỗi buồn! Cái văn hóa mới này có khi tôi sống thêm 100 năm nữa cũng không bắt kịp mất! Đúng là 1 loại văn hóa xa xỉ!
Hay nói đơn cử như việc sử dụng ngôn ngữ Việt, thứ mà tôi sử dụng, thân quen nhất, có khi thành tro bụi cũng có thể nhận ra, nhưng mà tôi đã thực sự nhầm khi đối diện với ngôn ngữ thời nay, ngôn ngữ @. Trẻ bây giờ thông minh, thích tìm những cái mới lạ, thích khác người, thích thể hiện, đến cái ngôn từ cũng đã mới mẻ rồi. Tôi chắc chưa bị coi là già trong thời buổi này, thế mà tôi thấy mình lạc hậu quá khi nhìn những dòng entry của 9X, nó như là một mật mã để tìm kho báu ấy! chưa biết đến cái đẹp cái thẩm mĩ ở đâu, nhưng chữ viết nhằm mục đích truyển tải thông tin tới người đọc, chữ càng dễ nhìn càng dễ đọc càng tạo sự thoải mái cho người đọc càng tốt, thế mà cái ngôn ngữ 9X thì….chậc ! Người xưa vẫn dạy :nét chữ nết người” đó là với chữ viết bình thường, còn với trường hợp này thì chắc Khổng Tử có sống lại thì cũng chịu!
Tôi không hiểu sao ngày nay lại có nhiều bạn trẻ coi nhẹ văn hóa, bản sắc dân tộc đến thế! Nếu như người ta cố gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì lại có bộ phận chống đối lại, nào là trào lưu Việt _Anh pha tạp, nào là ngôn ngữ @. Không biết mọi người nghĩ sao chứ tôi thấy, chẳng ngôn ngữ ở đâu hay như ngôn ngữ Việt Nam, cách phiên âm, đánh vần, rồi viết đều như nhau; đọc “a” thì viết là “a” đánh vần “a”, chẳng phải vừa dễ sử dụng vừa hiện đại sao! Xin trích dẫn1 dòng tin nhắn của 9X:
c0c^…c0c^…ra nhA^.QuA’ naz’…lu0n^ kut3 b ju naz”…
(cốc…cốc….ra nhận quà nhá…luôn dễ thương bạn yêu nhé)
hay: nA^u Na(/m r0^\i ho^Ng Ga(p a^/Y…>_<…Nh0*/ qUa/ Tr0*\i lu0^n
(lâu lắm rồi không gặp ấy…nhớ quá trời luôn…)
Suy cho cùng thì những cái trào lưu trên cũng chỉ là để khẳng định và tô thêm vào cái tôi, còn cái tôi thì lại do ảnh hưởng của xã hội mà ra. Mặt khác, xã hội Việt Nam trong quá trình phát triển đang có những biến động, phân tầng rõ nét, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Giới trẻ trong khi chưa định hình được tính cách, phương hướng thì đã tìm thấy ở những hiện tượng văn hoá bên ngoài và những hình thức nghệ thuật mới các phương tiện có thể giúp họ bộc lộ được năng lượng, tâm lý và lối sống thời đại của thế hệ mình. Họ năng động và háo hức trước những cái mới, thậm chí bắt chước hình thức mà bất kể hình thức đó có thực sự phù hợp với thể tạng con người, môi trường, mức sống xã hội hay không. Thế nhưng, “cứ đi thì sẽ đến”. Liên kết cộng đồng số qua Web, Blog và trào lưu văn hoá Hàn Quốc, manga Nhật Bản, hay văn hóa từ những bộ phim, âm nhạc Mỹ là những gì giới trẻ ảnh hưởng và không thể dừng lại được. Sự đại chúng hoá nghệ thuật và “bình dân” hoá thẩm mỹ đã tạo cơ hội cho tất cả, mọi người đều có quyền và khả năng biểu hiện cá nhân bằng “nghệ thuật” của riêng mình.
Trong hiện tượng này, phần đông công chúng tuổi teen bắt chước thụ động và có tâm lý a dua. Dân ta vẫn nói: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cái tôi ở xã hội tốt thì là cái tôi tốt, cái tôi ở xã hội xấu thì ngược lại. Theo như Sigumd Freud, “cái tôi”, cùng với “nó” và cái “siêu tôi” là ba miền của tâm thức. “Cái tôi” được hình thành ngay khi con người sinh ra và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nó có vái trò chung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn xã hội. Nhưng “cái tôi” đáng nói ở đây là một “cái tôi bự” nó vượt lên hẳn xã hội_cái gọi là cơ bản của xã hội ấy “ lễ, nghĩa, nhân…” mà không có quan điểm nào có thể nói là nó sai. Vậy mà “cái tôi” của một số người bác bỏ nó đấy! khi bị xã hội lên tiếng, chỉ trích thì họ bảo rẳng : đó là cái tôi của tôi; những người chỉ trích phản bác thì : bọn chúng chẳng có “cái tôi” gì hết, lu mờ. Rốt cuộc thì thế nào là “cái tôi, đâu là bản ngã cuộc đời, và rồi bạn sẽ còn gì với cái cuộc đời này, hay chỉ còn ta với ta. Dẫu sao thì trước khi thể hiện “cái tôi” bạn cũng nên nghiên cứu kỹ nghĩa, trung, nhân… sống cho phù hợp với xã hội, với đạo đức con người ! Nữa là, hãy biết nghĩ cho bản thân, cho gia đình, cho tương lai của mình và nghĩ cho cả một thế hệ nữa. Hãy giữ cho nước nhà một bộ mặt đẹp !
Những gì tôi nói trên đây không có ý nói giới trẻ chỉ có như vậy, giới trẻ ngày nay có nhiều ưu điểm, không thể phủ nhận. Được tiếp xúc với một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần, họ phát triển toàn diện hơn những thế hệ trước, theo một cách nhìn nào đó.Giới trẻ ngày nay cũng tự tin hơn khi thể hiện "cái tôi", tự tin hơn với năng lực bản thân, dám làm những điều họ cho là đúng. Họ chấp nhận thách thức, đi trước và đón đầu mọi công nghệ tư tưởng mới, nhanh nhạy hơn thế hệ cũ, chỉ cần có hướng đi đúng đắn không lệch lạc nữa thôi.

Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu “Ngôn ngữ và văn hóa”_ PGs. Bùi Phương Việt Anh
- Công tác xã hội, lý thuyết và thực hành_ Trần Đình Tuấn
- Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên_ Nguyễn Văn Siêm
- Tâm lý học đại cương
- Các trang web: Wikipedia, báo dantri, vietbao,…

your student
Le Doan

thachanh

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 09/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết