EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN17C_CULTURE_HONG NGUYEN ANH_14/08/2010

Go down

TN17C_CULTURE_HONG NGUYEN ANH_14/08/2010 Empty TN17C_CULTURE_HONG NGUYEN ANH_14/08/2010

Bài gửi  hoahongcogai Sat Aug 14, 2010 12:07 pm




Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Khoa Kế toán




Văn hóa – Đặc trưng riêng của mỗi quốc gia















Name’s student: HONG NGUYEN ANH
Class: TN17C
Hanoi, 10th, August, 2010
Dear Mr Viet Anh,
Văn hóa – Đặc trưng riêng của mỗi quốc gia
I. Lời mở đầu
Xin chào các bạn, tên tôi là Nguyễn Ánh Hồng. Hôm nay tôi rất vinh dự được nói với các bạn những hiểu biết của tôi về văn hóa của các quốc gia.
Như tác giả của tác phẩm nổi tiểng “Thế giới phẳng”, Thomas L.Friedman, đã nhận định và thực tế cũng đang chứng minh thì thế kỉ 21 là thế kỉ của hội nhập, thế kỉ của toàn cầu hóa. Để có thể toàn cầu hóa thì chúng ta phải chú ý đến 2 vấn đề. Thứ nhất là làm sao để “hòa nhập mà không hòa tan” tức là hội nhập nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét văn hóa của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết để yêu và để giữ gìn những nét đẹp truyền thống. Vấn đề thứ 2, để có thể vươn tầm thế giới chúng ta cần phải vượt qua hàng rào văn hóa của các nước bạn, điều đó đồng nghĩa với việc phải tìm hiểu để có thể ứng xử tốt với nhau, không xảy ra những hiểu nhầm đáng tiếc.
II. Những đặc trưng để phân biệt các nền văn hóa với nhau.
Văn hóa cũng như một tảng băng vậy, nó được thể hiện qua những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Những giá trị vật chất là những giá trị mà chúng ta có thấy rất dễ như phần nổi của tảng băng vậy, như là ngôn ngữ, cách ăn mặc, trang phục hay cách họ chế biến thức ăn, cách ăn uống.
Xét trên phương diện ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy ngay một ví dụ cụ thể là Anh và Nhật. Hệ chữ cái của người Anh là hệ chữ tiếng La-tinh còn hệ chữ cái của Nhật là chữ tượng hình.
Về trang phục, có những bộ trang phục đã trở thành biểu tượng, bản sắc riêng của các quốc gia. Nói đến Việt Nam, người ta thấy ngay hình ảnh những cô gai Việt Nam trong những chiếc áo dài thướt tha. Bộ đồ Kimono gọn gàng cùng mái tóc búi cao là nét truyền thống riêng mà người ta chỉ có thể thấy ở Nhật Bản……
Về văn hóa ẩm thực, chắc các bạn không còn lạ với tên gọi “xứ sở Kim Chi” – Hàn Quốc, có những món ăn đã trở thành tên gọi của đất nước. Nhật Bản cũng nổi tiếng về nghệ thuật trà đạo vừa giúp con người thư giãn, bình tâm vừa giúp cho người ta tận hưởng những chén trà như những tác phẩm nghệ thuật vậy. Hay một nét khác nhau nữa trong cách ăn uống của người Việt Nam và người Châu Âu, trong bữa ăn, chúng ta thường sử dụng đũa để ăn cơm và sử dụng thức ăn nhưng người Châu Âu lại thích dùng dao, dĩa. Chúng ta thường bày thức ăn ra để mọi người cùng ăn nhưng người Châu Âu thường chia thành từng đĩa cho từng người.
Đó là những dấu hiệu dễ nhận biết của nền văn hóa các nước!

Những giá trị vật chất của văn hóa giúp chúng ta phân biệt được các nền văn hóa tư bề ngoài nhưng đó không phải là điểm quan trọng nhất của một văn hóa. Những giá trị tinh thần mới là phần cốt lõi của văn hóa.
Những giá tinh thần được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và chính nội tâm của mỗi người. Cụ thể hơn đó là phong cách giao tiếp, là nhận thức, niềm tin, thái độ, là những chân giá trị mà mỗi dân tộc trân trọng, giữ gìn.
Trong mối quan hệ con người với con người, phong cách giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau có sự khác nhau nhất định.
Trong nền văn hóa của Nhật hay Hàn Quốc thì khi gặp nhau họ thường cúi đầu chào nhau.Nếu bạn là người Việt Nam, bạn đang đi trên đường và gặp một người quen thì như một thói quen, một phản xạ, bạn thường cất tiếng “Đi đâu đấy?”. Trong văn hóa Việt Nam thì đó không được coi là câu hỏi mà là một lời chào. Nhưng với người Mỹ thì đó là một câu hỏi thực sự, họ không coi đó là câu chào bởi theo văn hóa của người Mỹ thì họ chào nhau bằng những từ “Hello, hi….” Sở dĩ có sự khác nhau đó là do lối nhận thức khác nhau của người phương Đông và phương Tây. Người phương Tây thường có lối tư duy thẳng, tức là cách suy nghĩ, diễn đạt thẳng vào vấn đề còn người phương Đông lại chuộng cách diễn đạt theo zíc zăch, tức là cách đặt vấn đề ý nhị, lấy cái khác để nói cái khác, vì vậy để thành công trong giao tiếp thì hai người phải hiểu được nội dung ẩn xong mỗi câu nói.
Trong quan hệ với thiên nhiên, chúng ta có thể thấy có nét khác biệt rất rõ rệt trong quan niệm của người phương Đông và phương Tây. Phương Đông, đặc biệt là các nước có nền tảng văn hóa là nông nghiệp như Việt Nam và Trung Quốc có quan niệm hài hóa với thiên nhiên. Các bạn cứ để ý một chút sẽ thấy, khi mua đất, xây nhà hay bất cứ điều gì người ta đều rất cân nhắc về hướng đất, hướng nhà, phong thủy của khu đất đó thế nào vì người ta có những quan niệm đặc biệt về những khu đất đẹp có thể mang đến hạnh phúc, thành công trong công việc. Đó là lí do vì sao không phải hiển nhiên một loạt các loại sách về phong thủy được ra đời từ các nước phương Đông. Còn người phương Tây thì họ không coi trọng điều này lắm.
Con người ở những nền văn hóa khác nhau có những nét nội tâm khác nhau, họ có những niềm tin, thái độ sống khác nhau.
Bạn có biết hiện tại trên thế giới có 87% dân số gắn bó với một tôn giáo nào đó, chỉ có 13% là không theo tôn giáo nào cả.
Các tôn giáo trên thế giới Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo 2,1 tỷ Khắp thế giới, trừ Tây Phi, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và một phần của Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á.
Hồi giáo 1,5 tỷ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Tiểu Lục địa Ấn Độ, quần đảo Mã Lai, một phần lãnh thổ Nga, Trung Quốc.
Ấn Độ giáo 900 triệu Tiểu Lục địa Ấn Độ, Fiji, Guyana, Mauritus.
Phật giáo 376 triệu Tiểu Lục địa Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Á, Đông Dương
Khổng giáo 150 triệu Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam
Do Thái giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu
Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc
Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Châu Á, Ấn Độ
Tôn giáo truyền thống Châu Phi 100 triệu Châu Phi, Châu Mỹ
Tích-khắc giáo (Sikhism) 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Bahá'í giáo 7 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Kì-na giáo (Jainism) 4,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Shintō 4 triệu Nhật Bản
Cao Đài 2 triệu Việt Nam
Lão giáo 400 triệu Trung Quốc, cộng đồng người Hoa hải ngoại
(Theo vietnamnet.vn)
Mỗi nền văn hóa có những niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng.
Hơn thế, trong các những nền văn hóa khác nhau còn được thể hiện ở những phong tục, tập quán khác nhau. Ví dụ như với người Việt Nam hay Trung Quốc thì tết Nguyên Đán là một dịp vô cùng quan trọng để gia đình đoàn viên. Tết truyển thống của người Việt Nam, Trung Quốc đến với những dấu hiệu quen thuộc “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây lêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”. Người ta có thể thấy không khí tết tràn ngập phố phường với những chợ hoa, những cành đào mai, quất rực rỡ dưới làn mưa phùn nhè nhẹ. Như ở Việt Nam, sau tết là mùa lễ hội mà người ta hay nhắc đến như lễ hội chùa Hương….Người ta có thể dễ dàng nhận thấy không khí lễ hội qua những dòng người hành hương. Đó là ở Việt Nam nói riêng, phương Đông nói chung nhưng với người phương Tây thì họ không có khái niệm tết Nguyên Đán. Có một số văn hóa của người phương Tây đã du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây như Giáng Sinh hay Haloween. Vào ngày lễ Giáng Sinh, người phương Tây thường cùng nhau trang trí cây thông No-en nhà minh và chuẩn bị tặng cho nhau những món quà dễ thương. Còn vào Halloween thì những đứa trẻ thường mặc những trang phục quái dị đến từng nhà để xin kẹo.
Văn hóa còn ngấm vào trong máu của mỗi người, nó hình thành tính cách của mỗi người. Là một người Việt Nam, bạn nghĩ sao khi đang khệ nệ với một cái vali to đùng thì có một người đến và tình nguyện mang hộ bạn? Chắc chắn là bạn sẽ thấy rất cảm ơn người đó đúng không. Nhưng đừng làm ngạc nhiên nếu bạn làm điều tương tự người tình nguyện kia với một người Mỹ mà nhận được ánh mắt khó chịu. Bởi lẽ, văn hóa ứng xử của người phương Đông theo cách “ Lá lành đùm lá rách”, chúng ta coi trọng sự giúp đỡ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Nhưng với người Mỹ, họ rất đề cao tính độc lập, họ muốn tự làm mọi chuyện mà họ có thể làm, vì vậy khi bạn đề nghị mang đồ hộ họ trong khi họ vẫn có thể tự làm được có nghĩa là bạn đang nói họ vô dụng đó.
Văn hóa = văn hóa vật chất + Văn hóa tinh thần. Vì vậy, để tiếp cận với một nền văn hóa bạn không chỉ phải thấy văn hóa vật chất của nền văn hóa đó mà còn cần phải thẩm thấu văn hóa tinh thần.
III.Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Vấn đề tiếp theo tôi muốn trình bày với các bạn về một vài nét khác biệt cơ bản của văn hóa phương Đông và phương Tây. Nếu bạn là có mong muốn đi du học nước ngoài hoặc vào làm trong một doanh nghiệp nước ngoài hay đơn giản chỉ là muốn kéo gần khoảng cách, muốn hiểu nhiều người hơn thì những điều tôi trình bày dưới đây bạn không nên bỏ qua
1. Quan điểm

2. Cách sống

3. Tính đúng giờ

4. Giao tiếp

5.Giận

6. Xếp hàng

7 Tôi

8. Phố ngày chủ nhật

9. Party

10. Trong nhà hàng

11. Stomach Ache

12. Du lịch

13. Cách trình bày vấn đề

14. Ba bữa ăn một ngày

15. Phương tiện đi lại

16. Cuộc sống người già

17. Giờ tắm

18. Tính khí và thời tiết

19. Sếp

20. Mốt

21. Trẻ em

22. Khi có đồ mới

23. Cuối cùng là cách hiểu về nhau giữa người phương tây và người phương đông

Nguồn: Saga.vn

Hình ảnh ở bên trái là văn hóa của người phương Tây và phía bên phải là phương Đông.
Quan điểm: Như tôi đã trình bày phía trên thì người phương Tây có cách tư duy thẳng tức là họ trình bày trực tiếp vào vấn đề còn người phương Đông thì lại có cách tư duy đường vòng, tức là người phương Đông dẫn dắt rất nhiều rồi mới ra đến vấn đề.
Cách sống: Người phương Tây đề cao chủ nghĩa độc lập còn người phương Đông thích làm việc tập thể
Sự đúng giờ: Dễ dàng nhận thấy người phương Tây thích sự đúng giờ tuyệt đối còn người phương Đông thường chỉ có tính tương đối, hay nói cách khác là người phương Đông có thói quên “cao su”.
Giao tiếp: Bạn có thể thấy ngay người phương Tây thường giao tiếp với một vài người trong khi người phương Đông thì quan hệ theo rất nhiều và lằng nhằng
Giận: Người phương Tây thường bộc lộc cảm xúc theo suy nghĩ của họ nhưng người phương Đông thường bộc lộ ngược lại
Xếp hàng: Người phương Tây thường xếp thành hàng dọc ngay ngắn trong khi người phương Tây thường chen chúc nhau.
Cái tôi: Người phương Tây thích độc lập nên họ đề cao cái tôi trong khi người phương Đông thì ngược lại.
Ngày nghỉ: Người phương Tây thích dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà hay du lịch đâu đó còn người phương Đông thích ra phố
Trong các bữa tiệc: Người phương Tây thường thích đứng tụm một nhóm vài bao người nói chuyện còn người phương Đông thì thường tụ tập chung thành một nhóm.
Trong nhà hàng: Người phương Tây coi nhà hàng là nơi để ăn uống và nghỉ ngơi nên họ yêu không khí tĩnh lặng còn người phương Đống thì việc ăn uống trong nhà hàng thường rất ồn ào.
Đồ uống: Người phương Tây thích nước ngọt còn người phương Đông thích uống trà.
Du lịch: Người phương Tây thích nhìn ngắm cảnh khi đi du lịch còn người phương Đông thích chụp lại cảnh làm kỉ niệm.
Cách trình bày vấn đề: Người phương Tây đi thẳng vào vấn đề còn người phương Đống thì thường hay né tránh.
Cách thức ăn uống: Người phương Tây thường coi ăn trưa là ăn chính còn người phương Đông thì coi ba bữa như nhau.
Phương tiện đi lại: Người phương Tây phát triển trước, họ sử dụng những phương tiện hiện đại nhưng sau đó thì chuyển sang sử dụng những công cụ gây ảnh hưởng ít cho môi trường. Người phương Đông thì ngược lại
Cuộc sống người già: Cuộc sống của người phương Tây thì khá là thanh đạm có chút hơi cô đơn khi về già, họ thích không gian yêu tĩnh và thoải mái một mình còn người phương Đông khi về già thì thích vui thú tuổi già bên cạnh con cháu.
Thói quen sinh hoạt: Người phương Đông thích tắm về đêm còn người phương Tây thì thích tắm sáng.
Ảnh hưởng của thời tiết đến tính khí: Người phương Đông không chịu ảnh hưởng của thời tiết còn người phương Tây thì ngược lại.
Hình ảnh của người lãnh đạo: Trong các cơ của người phương Tây thì người lãnh đạo là những người bạn, người đồng nghiệp còn người phương Đông lại coi người lãnh đạo như người cấp trên, “người quyền cao chức trọng”, “chỉ tay 5 ngón”.
Mốt: Người phương Tây ngày trước thích ăn dao, dĩa thì bây giờ lại thích ăn theo cách của người phương Đông, tức là ăn đũa, còn người phương Đông thì ngược lại
Khi có đồ mới: Người phương Tây thường từ từ tìm hiểu nhưng người phương Đông thì “có mới lới cũ”
Xin lưu ý rằng, văn hóa là những nét riêng của mỗi quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ. Những so sánh trên đây không mang tính đề cao hay hạ thấp văn hóa của khu vực nào.
IV.Lời kết
Văn hóa là cầu nối đưa con người đến gần nhau hơn. Hãy biết trân trọng cơ hội đó!
Your student,
HONG
HONG NGUYEN ANH

hoahongcogai

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 07/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết