EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN17C_CULTURE_MAI THAI THI_14/08/2010

Go down

TN17C_CULTURE_MAI THAI THI_14/08/2010 Empty TN17C_CULTURE_MAI THAI THI_14/08/2010

Bài gửi  Thai Mai Sat Aug 14, 2010 12:49 pm

Name's student: MAI THAI THI
Class ; TN17C
Ha Noi,14th, august, 2010

Dear mr Viet Anh
Văn hóa và ngôn ngữ


Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ biểu hiện dưỡi dạng lời nói, hành động và thái độ của con người, qua đó phản ánh tính cách,phong tục tập quán và nhửng nét văn hóa riêng của từng người, từng vùng miền, từng lãnh thổ. Ngược lại,các vùng miền, lãnh thổ có văn hóa khác nhau thì cách sử dụng ngôn ngữ của họ cũng khác nhau.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về ngôn ngữ nhé! Ngôn ngữ là một công cụ mà con người dùng dể giao tiếp với nhau hằng ngày, là một dấu hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận,ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Ngôn ngữ ra dời và phát từ nhu cầu giao tiếp trong quá trình lao động của con người. Theo Engels trong quá trình lao động, con người nguyên thủy dần dần làm chủ dược thiên nhiên, sự phát hiện về thiên nhiên càng trở nên nhiều hơn. Nhu cầu giao thiếp ngày càng lớn, và để giao thiếp được, các sự vật, hiện tượng cần phải được định danh bằng những quy ước, những ký hiệu cụ thể. Tù những ký hiệu âm thanh cụ thể, nó được phát triển thành những ký hiệu mà đòi hỏi sụ tư duy trừu tượng. Đó chính là sự khởi đầu của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển về nhu cầu giao tiếp của xã hội, ngôn ngữ ngày càng phát triển và ít nhiều thay đổi để phù hợp với nhu cầu của con người.
Mỗi chúng ta vừa sinh ra đều được tiếp xúc với ngôn ngữ qua lời ru của mẹ, câu chuyện cổ tích của bà. Vì vậy, ngôn ngữ của chúng ta chịu rát nhiều ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh. Cũng giống như người phương tây thường dùng nhũng ngôn từ trang trọng khi giao tiếp, con người phương đông thường dung những từ ngữ gần gũi để tạo cảm giác than quen khi giao thiếp. Đó là do khi sinh ra chúng ta đã tiếp xúc với môi trường giao tiếp như thế, cùng với sự giáo dục của gia dình va môi trường sống xung quanh đã tạo nên thói quen giao thiếp của mỗi con ngươi. Nói đến đây tôi không thể không nói đến ngôn ngữ Việt Nam, nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Tôi yeu ngôn ngữ Việt Nam bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Ông cha ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của người Hán,tiếng việt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ngôn ngữ và văn hóa Hán, Dưới thời đô hộ người Việt buộc phải ăn, mặc, và sủ dụng ngôn ngữ Hán. Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thé kỷ XX chữ quốc ngữ ra đời, người Việt mới có ngôn ngũ riêng của mình, tuy nhiên tiếng việt vẫn chịu ảnh hưởng nhiều bởi tiếng hán va tiếng nôm. Ngày nay trong vốn tử của tiếng việt vẫn còn một phần tù mượn của người Hán gọi là từ hán việt, ngoài ra tiếng việt còn mượn một số từ của một số nước như tiếng anh, tiếng pháp để giao tiếp hằng ngày. Do đó ngôn ngữ Việt Nam đã phong phú lại càng phong phú hơn.
Thật vậy, rất nhiều du khách nước ngoài sang Việt Nam hoặc theo học tiếng việt đều nhận xét là tiếng việt rất khó học vì tiếng có dấu và ngữ pháp rất phức tạp, nếu có học dược thì cũng không thể nói sành sỏi như người Việt. Ngay cả người Việt cũng rất nhiều người nhầm và phát âm sai,một số vùng ở miền bấc hay nói ngọng âm “l” và âm “n”, âm “x” và âm :s”,âm “tr” và âm “ch”, đặc biệt là âm “r” và âm “d”, còn miền trung thì lại nhâm dấu như dấu sắc và dấu ngửa. dấu ngửa và dấu nặng… Sở dĩ có những nhầm lẫn như vậy là do một phần chịu ảnh hưởng của môi trường sống và mọt phần do nền giáo duc của Việt Nam chưa tót,chưa thục sụ quan tâm đến việc giữ gìn vẻ dẹp của tiếng việt. Hiện tại, ngay cả đội ngũ giáo viên dạy tiếng việt vẫn phát âm không chuẩn, thậm chí là viết chính tả còn sai, làm cho tiếng việt ngày một mai một dần từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chưa đủ, ngày nay ngôn ngữ Việt Nam còn bị biến dạng, bóp méo do lỗi dung tù tuổi teen của thế hệ trẻ,qua onlime, chat, nhắn tin, viết nhật ký.Để nhanh gọn hoạc không muốn người lớn đọc được các bạn tuổi teen thường viết tắt hoạc dung ký hiệu riêng chỉ có các bạn cùng trang lứa mới đọc được. Ví dụ như vui vẻ thì giới trẻ thường viết là zui zẻ, gì thường dược viết tắt là j, hôm nay thì thường viết la hn hoặc hnay… hoặc trong các trang báo hoa học trò thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện bảng chữ cái dành cho các bạn tuổi teen, ngoài ra còn có xuất hiện viết nhật ký bằng số, ví dụ 3 là chữ e, 111 là chữ m, 41176 nghĩa là anh… Còn nữa, người Việt có thói quen dùng từ địa phương rất phổ biến, hầu hết các tỉnh thành, quận(huyện) đều sử dụng tiếng dịa phương,và nó đã tạo nên đạc trưng của tùng vùng miền. Gần dây,tiếng long cũng dược sử dụng khá rộng rãi như “cớm”, “củ chuối”… Từ những thói quen nhỏ như vậy đã làm mất dần tính trong sáng của tiếng việt.
Ngôn ngữ là một phạm trù phúc tạp và thú vị cần được khai thác và sử dụng hợp lý để tạo nên nét đẹp văn hóa cho bản thân, con người chúng ta, cho dất nước, cho cộng đồng của chúng ta. Mỗi một vùng lãnh thổ trên một quốc gia dều có những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ. Việt Nam có 64 dân tộc và mỗi dân tộc dều có ngôn ngữ giao tiếp riêng của dân tộc mình, tạo nên tính da dạng và phong phú của ngôn ngữ. Lời nói kết hợp với giọng điệu, thái độ, hành động khi giao tiếp tạo nên những đẹp nét riêng của ngôn ngữ và làm nổi bật nét văn hóa của từng dân tộc. Khi chúng ta nói chuyện với ai đó thì người ta dễ dàng nhận ra chúng ta là người dân tộc nào? Thậm chí trong mỗi dân tộc thì ngôn ngữ cũng có nhiều điểm khác nhau như sủ dụng từ địa phương,giọng nói cũng có diểm khác biệt. Ví dụ người miền bắc thì có giọng nói nhẹ nhàng, người miền trung và người miền nam thì giọng nói khá nặng và khó nghe hơn. Khi nghe người Thanh Hóa nói chuyện thì người nghe sẽ đoán được ngay là mình đang nói chuyện với người Thanh Hóa bởi chất giọng pha lẫn giũa miền bắc và miền trung, người Thanh Hóa phát âm khá nặng. Khi nghe người Nghệ An, Hà Tĩnh nói chuyện cũng rất dễ nhận biết bởi đậm chất địa phương và phát âm cực kỳ nặng. Nếu người Nghệ Tĩnh nói chuyện với nhau thì những người ở tỉnh khác khó mà hiểu nổi. Dễ nhận biết nhất vẫn là giọng Huế, tôi rất thích nghe con gái Huế nói chuyện, dậm chất Huế và rất dễ thương. Mặc dù vậy nhưng 64 dân tộc Việt Nam có một ngôn ngữ chung đó chính là tiếng việt, bất kỳ ai là con dân Việt Nam dều nói được, nghe được và hiểu được. Mỗi quốc gia trên thế giới đều sử dụng một ngôn ngữ khác mhau, mỗi ngôn ngữ đều có một đặc điểm riêng,một phong cách riêng tạo nên vẻ đẹp riêng của từng nước. Người Việt thường phát âm từ cổ nên khá nặng,về mặt ngữ pháp thì người Việt tuân theo tập quán “việc gì có trước thì nói trước, việc gì có sau thì nói sau”. Chẳng hạn người việt thường nói mẹ đi chợ về,; tôi từ Mỹ sang; họ bắt ốc từ ngoài ruộng về luộc ăn… chữ không nói: mẹ về từ chợ; tôi sang từ Mỹ; họ ăn ốc luộc bắt từ ruộng…như ta vẫn thường thấy trong cách nói của người phương Tây, đó chính là điểm khác biệt giũa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Đối với người Pháp thì khi phát âm không có trọng âm, âm được phát ra từ gọng mũi nên khi nghe người Pháp nói chuyện rất nhẹ nhành va du dương, cuốn hút người nghe. Nếu ai hiểu dược tiếng Pháp chắc hẳn rất thích nhũng bản nhạc du dương của Pháp. Tôi tuy không hiểu được tiếng pháp nhưng tôi rất thích nghe nhạc Pháp, đăc biệt là nhạc cổ điển nhẹ nhàng và rất đi vào lòng người. Còn tiếng anh thì lúc trầm lúc bổng do đánh dấu trọng âm nhiều, do đó tiếng anh cũng khá nặng. Tiếng anh được coi là phổ biến trên thế giới bởi nó được nhiều người biết đến, tiếng anh được đánh giá là một trong những ngôn ngữ dễ học bởi nó chỉ có 26 chữ cái và ngũ pháp của nó khá đơn giản so vói những ngôn ngũ khác. Người anh và người Mỹ giao tiếp khá giống nhau, đa phần chương trình chúng ta theo học là chương trình anh mỹ. Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ kéo theo ngôn ngũ Trung Quốc cũng phát triển theo. Người Trung Quốc nói Trung Quốc là đông dân nhất thế giới vì vậy chẳng có lý do gì để không lấy tiếng trung làm ngôn ngũ giao tiếp chung. Trên thực tế thì tiếng trung ngày nay dã có một vị thế quan trọng trong xã hội,giờ đây trên các kênh truyền hình ở Việt Nam ngoài chương trình dạy tiếng anh còn có các chương trình dạy tiếng trung. Tiếng trung phát âm khá dễ và đơn giản nhung viết lại rất khó, tiếng trung là những từ tượng hình, hình dạng các mặt chữ dược phác họa gần giống với hình ảnh thật của nó. Chính vì vậy mà những người xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan chỉ cần học tiếng ba tháng là có thể giao tiếp tốt nhưng họ lại không nhận dạng được mặt chữ. Và trong một tương lai không xa thì tiếng trung cũng sẽ phát triển không thua kém gì tiếng anh bẫy giờ. Và cuối cùng tôi muốn nói với các bạ vè vẫn đề này đỏ là: ngôn ngữ là linh hồn của giao tiếp, và sụ giao tiếp quyết định phẩm chất, tính cach và sụ thành công của bạn. vì vậy hãy làm trong sáng ngôn ngữ của bạn để thể hiện đẳng cấp của chính mình.
Đi đôi với ngôn ngữ là văn hóa, văn hóa chính là cách ứng xử của con người với con người; của con người với xã hội; của con người với thiên nhiên môi trường; của con người với chính bản than mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần, văn hóa vật chất là làm ra phong cách riêng và tạo ra sản phẩm vật chất. Còn văn hòa tinh thần chính là cung cách ứng xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường và của con người với chính bản thân mình. Trên thế giới chia làm hai nền văn hóa lớn là văn hóa phương tây và văn hóa phương đông. Người phương tây có lối sống thoải mái hơn người phương đông, thay vì lời chào than mật của người phương đông thì người phương tây sẽ ôm và hôn vào má để bày tỏ sự than thiện của mình. Giowis trẻ phương tây cũng có tinh tự lập cao hơn giới trẻ phương đông, sau 18 tuổi thì thanh niên phương tây có xu hướng chuyển ra ở riêng, và các ông bố bà mẹ phương tây khuyến khích điều đó. Còn đối với thanh niên phương đông thì tỷ lệ chuyển ra ngoài tự lập là rất thấp va hầu như không được sự ủng hộ của bố mẹ, bởi tâm lý của các vị phụ huynh phương đông luôn cho rằng những đúa con của họ còn bé bỏng và cần đươc bao bọc. Trước đây ở phương tây việc sống chung với nhau khi chua kêt hôn là việc hết súc bình thường, còn ngường phương đông cho rằng đó là sự đồi bại của thế hệ trẻ và là sự suy thoái đạo đức, những đôi bạn trể chung sống trước hôn nhân đểu chịu sự chê cười của mọi ngưởi xung quanh.Đặc biệt, việc phân biệt đối xử thể hiện rất rõ ở phương đông,người phụ nữ hầu như không có quyền gì trong gia đình. Hiện nay cùng với xu hướng hội nhập của các nước phương đông thì nền văn hóa phương đông cũng thoáng dần,ngày ngay sự phân biệt đối xử đã có phân suy giảm, phụ nữ phương đông giờ đây khá năng động, tham gia năng nổ nhiều hoạt động ngoài xã hội cũng như trên thị trường kinh tế. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm chất phương đông. Văn hóa Việt Nam là sự pha trộn của những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ. Văn hóa Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa,chính vì vậy văn hóa Việt Nam có nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á. Tuy vậy, Việt Nam cũng có nhiều đặc điểm riêng của mình, thời phong kiến phong tục tập quán của người Việt có nhiều nét rất riêng. Người Việt có thói quen để một bát nước nắm hoặc mắm tôm, tép chua… ở giữa mâm cơm, tât cả mọi người trong gia đình đều chấm thức ăn vào đó. Người nước ngoài thấy thế cho rằng đó là mất vệ sinh nhưng người Việt cho rằng đó là nết văn hóa riêng và tạo cảm giác thân mật trong gia đình. Người Việt còn có phong tục nhuộm răng, ăn trầu và hút thuốc lào. Qua nhiều năm phong tục nhuộm răng giờ không còn nữa, phong tục ăn trầu với miếng trầu là đầu câu chuyện cũng bị mờ nhạt dần, phong tục hút thuốc lào cũng ngày càng mai một đi, nhưng trong thời gian đây phong tục hút thuốc lào vẫn tồn tại. Đến các điểm có nhiều du khách nước ngoài ta vẫn thấy nhiều người Việt hút thuốc lào quảng bá nền văn hóa Việt, ở một số quán trà đã ta vẫn thấy một bộ phận sinh viên có thói quen hút thuốc lào, đó là nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam. Còn trang phục thì người Việt xưa mặc váy đen, yếm trắng hoặc áo tứ thân, đầu chit khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý đối với đàn bà và quần trắng, áo âu, đầu vẫn khăn đối với đàn ông. Nhưng sau này trang phục truyền thống của người Việt là áo dài, tà áo dài đã gắn liền với người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Ngày nay tà áo dài được cải thiện nhiều phù hợp thời trang, áo dài được may tương đối bó sát vào cơ thể, than áo xẻ cao hơn. Tay áo không nới rộng như trước tạo nên vẻ đẹp mềm mại và uyển chuyển của người phụ nữ. Có một điều đặc biệt là áo dài Việt chỉ có phụ nữ Việt mặc mới đẹp,có thể nói tà áo dài sinh ra chỉ để cho phụ nữ Việt mặc mà thôi. Trang phục truyền thống Việt Nam đang mất dần nét riêng và thay thế bởi hàng may sẵn vừa rẻ, vừa tiện dụng. Thay vì tà áo dài thướt tha là những bộ đò thụng rất cá tính, hay những bộ đồ cục ngắn hở lưng, hở rốn… Không biết các bạn nghĩ thế nào còn riêng tôi, tôi rât thích tà áo dài, rất thích được mặc ao dài, giã như nhà trường cho sinh viên mặc áo dài vào thứ 2 hằng tuần thì hay biết mấy. Mỗi lần mặc áo dài tôi thấy mình thật duyên dáng và đáng yêu. Nhưng nói đi thì cững phải nói lại, tuy măc áo dài rất duyên dáng nhưng nó lại rất bất tiện khi đi lại, làm việc. Do đó mà giờ đây chúng ta chỉ thấy người ta mặc vào nhưng ngày lễ lớn. Vậy bạn có biết phong tục xây nhà của Việt Nam như thế nào không? Người Việt xưa có truyền thống xây nhà bệt, thường là xây nhà ba gian hoặc năm gian, gian giữa là gian quan trọng nhất dung để tiếp khách, ăn cơm và là nơi để cúng ông bà tổ tiên. Mỗi gia đình người Việt thường có ba đến bốn thế hệ cùng chung sống với tâm lý “nhiều con nhiều lộc”, vì vậy mà người xưa thường sinh nhiều con và nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau. Ngay nay nhận thức của con người cao hơn và họ thường sống từ hai đến ba thế hệ, việc sinh con cũng hạn chế, hầu hết các gia đình chỉ sinh có hai con để có điều kiện chăm sóc tót hơn cho con cái. Vào dịp tết nguyên đán là dịp để tất cả mọi người trong gia đình sum họp để thưởng thức những món ăn truyền thống, trong dịp tết không thể thiếu bánh chưng, bánh dày vá thịt lợn. Năm nào cũng thế, cữ dịp tết đến là gia đình tôi lại có mặt đông đủ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau gói bánh chưng, bánh dày và cùng thức thâu đêm để nấu bánh. Tôi nhớ lúc còn nhỏ tôi rất mong đến tết, mỗi lần tết đến tôi và các em tôi đều có quần áo mới, được người lớn mừng tuổi đê lấy lộc đầu năm, tôi thích nhất là cảm giác được ngồi bên bếp lửa chờ bánh chin, vì tôi biết nếu bánh chin thì tôi sẽ được một cái bánh chưng nhỏ xíu, còn người lớn thì phải đợi cũng ông bà tổ tiên rồi mối được ăn. Tất cà những điều tưởng chừng như đơn sơ giản dị đó đã tô đậm thêm vẻ đẹp của văn hóa Việt. Không chỉ dừng lại ở đây, trên lãnh thổ Việt Nam có 64 dân tộc thì có 64 nền văn hóa riêng, nếu như mỗi dịp xuân về người Kinh luôn sum vầy với gia đình để thưởng thức những món ăn thì một số dân tộc khác lại tập hợp lại cùng đót lửa trại và uống rượu cần. Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống riêng của dân tộc mình với những nét đặc trưng riêng. Ngày nay có những phong tục tập quán đã bị mờ nhạt dần theo thời gian,làm cho văn hóa ngày càng bị mai một dần. Hơn nữa trong quá trình phát triển, hội nhập nền kinh tế thì nền văn hóa cũng hội nhập theo, người Việt Nam bắt đầu hình thành văn hóa mặc quần vải, áo sơ mi, hình thành văn hóa bắt tay khi gặp đòng nghiệp hoạch khách hàng, hình thành văn hóa đúng hẹn…
Mỗi nước có một nền văn hóa riêng,nếu như trang phục truyền thống của người Việt là tà áo dài thì trang phục truyền thống của người Nhật là bộ kymono, Nhật Bản còn được gọi là đất nước mặt trời mọc, luôn nổi tiếng về tính kỷ luật và hiệu quả cao trong lao động, người Nhật rât coi trọng danh thiếp, khi nhận danh thiếp, các doanh nhân cầm bằng cả hai tay, đọc kỹ,nhắc lại thật to các thong tin và sau đo cất chúng vào số đựng danh thiếp để sử dụng khi cần. Khác với người Việt, họ không bao giờ nhét chúng vào trong vĩ bởi điều đó đối với họ là thể hiện sự bất kính. Các doanh nhân Việt Nam thường trễ hện để nâng cao sự quan trọng của mình trong các cuộc hện, còn các doanh nhân Nhât Bản luôn đến đúng hện để thẻ hiện sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của họ. Nếu như người Việt thường dùng giao để gọt đào thì văn hóa của người Trung Quốc là dung xôi để lau sạch phần bên ngoài rồi mới ăn. Trung Quốc cũng được coi là một trong những nước có nền văn hóa phát triển bền vững, Người Trung Quốc đặc biệt rất quan tâm và bảo vệ văn hóa của họ, các di sản văn hóa ở các triều đại trước đều được chính phủ Trung Quốc gìn dũ, tu sửa,lịch sử Trung Quốc được ghi chép lại rất cẩn thận và dàn dựng thành phim rất dẽ nhó, nhò đó mà lịch sử của họ hàu như vẫn nguyên vẹn từ đời này qua đời khác. Thậm chí có nhiều bạn trẻ Việt Nam còn nhớ và am hiểu lịch sử,văn hóa Trung Quốc hơn là lịch sử, văn hóa Việt Nam. Tôi còn nhớ hồi tôi đi thi tốt nghiệp môn lịch sử mẹ tôi còn noi đùa cẩn thận viết nhầm sang lịch sử Trung Quốc con nhé. Lúc đấy tôi thầm nghĩ giá mà lịch sử Việt Nam cũng dàn dựng thành phim như thế có phải là hay không,chúng tôi không cần phải độc những going chữ khô cứng và khó nhớ như thế này nữa mà vẫn nhớ được, hiểu được, thậm chí là còn thích tìm hiểu hơn nữa ây chữ. Nếu như Trung Quốc rất giỏi truyền bá lịch sử thi Hàn Quocs được mệnh danh là nước xuất khẩu văn hóa. Thông qua điện ảnh Hàn Quốc rất thành công trong việc quảng bá văn hóa nước nhà. Hầu hết giới trẻ biết đến Hàn Quốc thong qua điện ảnh với những bộ phim rất lãng mạng cùng với dàn diễn viên cực hot. Đằng sau những cảnh lãng mạng của bộ phim là những thong điệp,những mẩu quảng cáo sản phẩn hoạc quảng bá văn hóa mà các nhà làm phim muốn gửi đến các bạn trẻ trên thế giới.
Nhìn chung, mỗi một dất nước,một vùng, một lãnh thổ đều có những phong tục tập quán đặc trưng riêng tạo nên tính đa dạng của văn hóa.Văn hóa là cách ứng xử của con người với con người; của con người với với xã hội; của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Cách cư xử của một con người được thể hiện thông qua lời nói,thái độ, hành động của bản than người đó, hay nói cách khác cách cư xử được thể hiện qua ngôn ngữ của người đó. Chính vì vậy hãy quan tâm hơn nữa đến sụ trong sáng của ngôn ngữ và giữ dìn bản sắc văn hóa dân tộc minh các bạn nhé!

Thai Mai

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 09/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết