EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN15G_LANGUAGE AND CULTURE_LAN DU THI_17th September 2010

Go down

TN15G_LANGUAGE AND CULTURE_LAN DU THI_17th September 2010 Empty TN15G_LANGUAGE AND CULTURE_LAN DU THI_17th September 2010

Bài gửi  lan.neu Fri Sep 17, 2010 11:45 pm

Student’s name : Lan Du Thi
Class : TN15G
Lesson : Language and culture
Ha Noi, september 17th 2010
Dear Mr Viet Anh
This is my homework
Một vài nét nhìn về văn hoá dân tộc.

Dân tộc là gì? Những nhân tố cấu thành nên dân tộc là gì? Đó luôn là câu hỏi mà từ xa xưa đến nay, con người luôn đi tìm câu trả lời cho nó.
Mỗi thời kì có một cách hiểu, quan niệm khác nhau về dân tộc.
Theo Lý Thường Kiệt:
„Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Nghĩa là dân tộc là phải độc lập, tự chủ và toàn vẹn về lãnh thổ.
Theo C.Mac- Anghen: Dân tộc là một tổng thể bao gồm 4 yếu tố cấu thành đó là lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ. Bốn yếu tố này bổ trợ, tác động lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể dân tộc toàn vẹn. Trên thực tế, cùng với sự phát triển của thế giới những năm qua đã chứng minh một điều: những nước kế hoạch phát triển kinh tế mà không dựa trên nền tảng văn hoá đều thất bại; những nước thành công chính là biết dựa vào, xuất phát từ nền tảng, truyền thống văn hoá của mình, kết hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Trình độ phát triển của một xã hội chỉ có thể được đánh giá một cách toàn diện và chính xác nếu bên cạnh chỉ tiêu kinh tế lại biết coi trọng chỉ tiêu văn hoá- xã hội. Một xã hội phát triển là một xã hội vừa đảm bảo tăng kinh tế vừa phát triển bền vững. Vì vậy, rõ ràng văn hoá là động lực, là mục tiêu chủ yếu của sự phát triể xã hội. Xử lý các vấn đề văn hoá, xét đến cùng, chính là xử lý các vấn đề về con người, phát triển thúc đẩy văn hoá- xã hội và quay trở lại chính là vì con người.
Văn hoá có nhiều định nghĩa, nhưng xét một cách tổng hợp ta có thể kết luận” Văn hoá những gì không thuộc về tự nhiên”, nó tách rời khỏi tự nhiên ở một phương diện nào đó, nhưng xét một cách tổng thể thì văn hoá và tự nhiên lại gắn bó, thâm nhập vào nhau. Với tư cách là mộy sinh vật, con người có bản chất thứ nhất là bản chất tự nhiên. Nhưng với tư cách là một sinh vật có ý thức và được sinh sống theo một cấu trúc xã hội nhất định thì con người lại có bản chất thứ hai, đó chính là bản chất văn hoá- xã hội.Con người lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Đây là bản chất tạo nên tính người của con ngưòi mà không một loại động vật nào có được.
Thứ hai, văn hoá là sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức giữa con người với con người, cách nhìn nhận, đánh giá, mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp giữa con người với nhau; lối hành xử của người này với người khác có đẹp hay không, điều đó sẽ làm cho văn hoá của con người nói riêng và xã hội- cộng đồng nói chung cũng vì thế mà phát triển. Một xã hội mà ở đó, người này chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình mà không để ý đến lợi ích của người khác, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác thì xã hội đó chỉ còn là một xã hội vị kỉ. Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử và truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách vẫn không bao giờ phai nhạt. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm , giặc đói, giặc dốt và những đợt thiên tai lũ lụt thì tinh thần ấy lại được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.
Văn hoá là sức mạnh của cộng đồng từ quy mô nhỏ đến lớn, từ gia đình đến xã hội.
Văn hoá trong gia đình Việt đó chính là những truyền thống:
„ Kính trên nhường dưới”
„ Anh em như thể chân tay
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Sự hi sinh của cha mẹ: „ Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ quản công tháng ngày”
Đó là truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên, truyền thống kính lễ đã tạo nên nét cổ xưa, đậm đà bản sắc.
Văn hoá trong học đường chính là:
„Tôn sư trọng đạo”
„Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”
„Tiên học lễ, hậu học văn”
Khắc sâu đạo làm người cho thế hệ trẻ- thế hệ tương lai của đất nước, từ đó góp phần củng cố thêm văn hoá dân tộc Việt.
Văn hoá trong xã hội Việt Nam đó chính là:
„ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
„Tương thân tương ái”
Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta cũng đã nhận định: „ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần ấy lại trỗi dậy, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước”.
Tất cả đều tạo nên một nước Việt Nam mạnh mẽ,kiêu hùng, vượt qua mọi khó khăn để bước tiếp những chặng đường khó khăn phía trước.
Thứ nữa, văn hoá chính là những gì mà con người đối xử với chính bản thân mình, một con người có văn hoá cao là một người luôn biết sống cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội; luôn biết giữ cho mình những gì tốt đẹp nhất và hơn hết là luôn biết cách hành xử với chính mình. Những quan niệm Phương Đông từ xưa đến nay vẫn không xem trọng vấn đề này. Tuy nhiên với một con người hiện đại, con người sống trong xã hội mới thì suy nghĩ cho bản thân mình là một điều tối quan trọng. Giành lấy cơ hội cho bản thân, luôn trau dồi kến thức, luôn sửa đổi và hoàn thiện mình thông qua quá trình học tập, lao động là nhiệm vụ của chính bản thân mỗi con người.
Và cuối cùng, văn hóa là những gì con người cư xử với môi trường, thiên nhiên. Chỉ từ những hành động giản đơn, con người cũng đã thể hiện được nét văn hóa đó: cách xử lý rác thải, cách bảo vệ động vật.... Tình yêu thiên nhiên- đó chính là tình cảm với môi trường bao quanh con người, từ đó lại quay trở lại tác động đến chính bản thân chúng ta.
Như vậy, văn hoá là tiến trình trong đó con người tạo ra mình và không ngừng hoàn thiện mình.
Tuy nhiên trong xã hội mà hiện nay, cái giá trị văn hoá đang có nguy cơ bị mai một, bị biến thể do tình hình phức tạp, biến động của thế giới. Vấn đề đặt ra cho nhà nước, cộng đồng và mỗi chúng ta là làm cách nào để vượt qua thử thách, để xây dựng được nền vănhoá có giá trị thật bền vững, đủ mạnh; hoà nhập nhưng không hoà tan. Đó là vấn đề rất lớn.
Thiết nghĩ, văn hoá muốn phát triển thì phải có gốc, có lõi của nó. Mà gốc- lõi của văn hoá chính là văn hoá dân gian. Vì vậy để giải quyết được vấn đề này, Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp mang tính chiến lược.
Văn hoá dân gian bao gồm toàn bộ văn hoá vật chất và tinh thần của dân chúng: đó là phương thức sản xuất của cải vật chất, phương pháp, công cụ của quá trình sản xuất; đó là đời sống sinh hoạt: ăn, mặc, ở, học tập hội hè, tín ngưỡng...; đó là kinh nghịm, tri thức của nhân dân về thiên nhiên, môi trường và xã hội; đó là tình cảm, đạo đức, lối sống của mỗi cộng đồng, mà mỗi cộng đồng người lại có những đặc trưng khác nhau. Vì vậy khi giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có những biện pháp linh hoạt, phù hợp tránh tình trạng chông chéo, xung đột văn hoá.
Đứng trước thời kì CNH- HĐH đất nước, thời kì hội nhập văn hoá và sự gìn giữ văn hoá để đất nước phát triển ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Ở thành thị- đất chật người đông, sự du nhập của những luồng văn hoá mới có cả trong sáng và không trong sáng, nhữngtư tưởng được cho là tân tiến nhưng thực chất lại không phải tân tiến diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở giới trẻ. Ở một bộ phận lớn thanh thiếu niên , họ sống thêo mốt nhưng không quan tâm đến những giá trị, những nét đẹp trong đó. Chính điều này là một nhức nhối của gia đình, nhà trường và xã hội. Vấn đề hiện nay là phải có chương trình , biện pháp để giáo dục lớp trẻ” tiếp thu chứ không tiếp nhận” trên nền tảng văn hoá dân tộc- Người phụ nữ Việt Nam hiện đại với những bộ đồ công sở lịch sự, quyền năng nhưng cũng không mất đi tính dịu dàng, đằm thắm, thướt tha trong những tà áo dài truyền thống. Đó chính là văn hoá phát triển bền vững.
Không chỉ ở thành thị, văn hoá ở nông thôn cũng đang là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Các di tích văn hoá: đền, chùa, giếng làng, luỹ tre xanh... tạo nên nét văn hoá đặc trưng cho dân tộc lại thuộc về những vùng nông thôn, làng- xã. Tuy nhiên, trên thực tế, những di tích, giá trị này ở một số nơi chưa được quan tâm một các thoả đáng: biến đình, chùa thành nơi làm kinh tế, đập phá chùa chiền, đem sân đình làm nơi gieo giống...đây là những hành động khó có thể chấp nhận được. Cần phải có biện pháp mạnh mẽ đẻ bảo vệ những nét đẹp văn hoá nông thôn.
Bên cạnh đó, cùng với nhịp sống của xã hội, sự biến động của đất nước, các giá trị văn hoá trong lễ tết cũng biến động theo, không còn đậm nét như ngày xưa ở một số vùng, một số gia đình, và trong quan niệm của một số người. Đó chính là sự mai một truyền thống rất rõ ràng.
Thực tế cho thấy, xã hội Việt Nam đã thay đổi, đã phát triển kéo theo văn hoá Việt Nam cũng thay đổi theo ở một số bộ phận về lối sinh hoạt, ngôn từ, phong cách, tư thế và trong cả quan niệm. Vì vậy cần có sự tuyên truyền, giáo dục lành mạnh để những biến đổi đó đi theo chiều hướng tốt đẹp, mà nhiệm vụ trước mắt là mỗi người phải tự rèn luyện bản thân.
„ Văn hoá là cái còn lại sau khi đã mất tất cả và là cái còn thiếu sau khi ta đã học tất cả”.
Vì vậy hãy bảo tồn, phát triển; hãy làm cho văn hoá Viẹt Nam vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nhiệm vụ không chỉ riêng của ai. Phải biết tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng con người, tôn trọng xã hội và tôn trọng chính mình, đó mới phải là con người Vệt Nam mới, của xã hội mới, đất nước mới.

Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng „NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ”- PGs. Bùi Phương Việt Anh
2. Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của văn hoá Việt Nam- GS. Đinh Gia Khánh- NXB Chính Trị Quốc Gia.
3. Văn hoá với xã hội và con người trong sự phát triển- Đinh Quang- NXB Chính Trị Quốc Gia
4. www.saga.com.vn
[b]

lan.neu

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 17/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết