EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Language and culture Lam Nhu Hoang Thi 12/11/2010

Go down

Language and culture Lam Nhu Hoang Thi 12/11/2010 Empty Language and culture Lam Nhu Hoang Thi 12/11/2010

Bài gửi  Nhu Fri Nov 12, 2010 1:15 pm


Ngôn ngữ văn hóa

I , Ngôn ngữ và văn hóa


Ngôn ngữ là hệ thống từ ngữ dùng để giao tiếp, thể hiện suy nghĩ thông qua nói, viết, điệu bộ.
Chức năng của ngôn ngữ:
1.1 Chỉ nghĩa: Chỉ rõ bản chất của sự vật, hiện tượng nhằm truyền đạt về sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó.
1.2 Chức năng thông báo: Truyền đạt để tiếp nhận thông tin, biểu lộ cảm xúc, thông qua đó điều chỉnh hành động của bản thân sao cho phù hợp.
1.3 Chức năng khái quát: Nhằm giải thích, diễn giải nghĩa của bản thân từ ngữ.
Ngôn ngữ phổ biến trên thế giới: Tiếng Anh( gần 500 triệu người), tiếng Hoa 1,5 tỉ người, Tây Ban Nha( 380 triệu)
Tri thức ngôn ngữ cơ sở đã được hình thành làm nền tảng cho việc phát triển của khoa học này. Tri thức ngôn ngữ học hiện đại, nhờ phát triển tìm tòi làm cho ngôn ngữ phát triển thep khuynh hướng vừa tập trung mang tính liên ngành vừa mở rộng mang tính liên ngành.
Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu:
- Lí thuyết ngôn ngữ
- Ngôn ngữ ứng dụng: Sử dụng ngôn ngữ để dạy sinh ngữ, sửa khuyết tật.
- Tự quản: nghiên cứu tính hướng nội của ngôn ngữ.
- Dựa vào hoàn cảnh: Nghiên cứu tính hướng ngoại của ngôn ngữ, các tương tác của ngôn ngữ trong thế giới con người.
2, Cấu trúc ngôn ngữ.
Ngữ âm học: nghiên cứu các thể của âm, nghiên cứu những quy luật ngữ âm chung của tất cả các loại ngôn ngữ trên thế giới, những nguyên lí cấu tạo chung của các ngữ âm.
Âm vị học: Là đơn vị âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Âm vị học nghiên cứu các điển hình của âm.
Hình thái học: Nghiên cứu các bản chất, câcú trúc của từ vựng. Từ được cấu tạo từ nhiều âm tiết, có từ được cấu tọa từ 1, 2, 3…âm tiết, hay nói cách khác nhiều âm tiết tọa nên một từ có nghĩa. Và công việc nghiên cứu các âm tiết tạo nên từ là cảu hình thái học.
Cú pháp học: Nghiên cứu ý nghĩa từ vựng học , thành ngữ học, nghiên cứu thủ thuật xây dựng câu trong ngữ pháp. Một câu kể thông thường phải đủ hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Có những câu phức tạp hơn vị dụ như > 2 chủ ngữ, vị ngữ, đảo ngữ, hay nhiều loại câu với mục đích khác nhau như câu hỏi, câu kể, câu cảm thán…với cấu trúc câu khác nhau và cú pháp học nghiên cứu về vấn đề đó trong câu.
Ngữ nghĩa học: Một từ có thể có nhiều nghĩa tương tự nhau và được sử dụng trong câu trong các hoàn cảnh khác nhau, có từ bao hàm nghĩa đen, nghĩa bóng.
VD: từ “ đánh bóng”:
+ Nghĩa đen: Việc làm cọ chùi một đồ vạt cho thật nhẵn.
+ Nghĩa bónng: Nhiều ca sĩ làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi, bằng hành động hay việc làm để làm nổi danh cho người hay sự việc gì đó.
Phân tích học: Phân tích ngôn ngữ trong văn bản. Nếu màu sắc và hình khối là chất liệu của một bức tranh thì ngôn ngữ là chất liệu tạo nên văn bản. Nội dung của văn bản được phản ánh thông qua hệ thống ngôn ngữ đó. Các nhà phê bình văn học làm nhiệm vụ phân tích ngôn ngữ trong tác phẩm về mọi mặt như ngữ nghĩa, âm , vần để đi đến tiếp cận nội dung của văn bản đó.

3. Một số nhà ngôn ngữ.
- Noam Chomsky( 17/2/1928) người có đóng góp quan trọng trong ngành lí thuyết ngôn ngữ, ông được cho là người sáng lập ra trật tự Chomsky, một cách phân loại các ngôn ngữ hình thức dựa theo sức phát sinh của chúng.
- Fedinan de sausure( 26/11/1857) là cha đẻ của ngành ngôn ngữ học hiện đại, tạo một bước ngoặt trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại. Ông đã phát hiện ra bản chất của hệ thống ngôn ngữ và quyết định lấn nhau của ngôn ngữ trong một hệ thống. Ông đã vạch ra một phương hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu ngôn ngữ làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Ông đã nâng vị trí của nghiên cứu ngôn ngữ lên tầm vói các ngành khó học khác.
- Charle Bally, Anbert Sechehaye, Anbert riedlinger.

4, Phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học.
Miêu tả: Nghiên cứu và làm sáng tỏ bản tính của ngôn ngữ mà không đưa ra phán xét- tiên đoán hướng đi của nó trong tương lai.
Điền chế: Đưa ra chuẩn để mọi người theo.
5, Lí thuyết ngôn ngữ của Fedinan de sausure:
Dấu hiệu, hệ thống và người bản ngữ.
Định nghĩa: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng nghĩa được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong giao tiếp với cộng đồng.
6, Mối quan hệ của ngôn ngữ với các ngành khoa học khác.
a, Tín hiệu học: điện báo, đèn giao thông…
b, Logic học: Khái niệm, biểu tượng, khái quát, nội hàm, ngoại diên, các quan hệ logic.
c, Tâm lí học: Miêu tả hành vi nõi năng của con người, cứ liệu tâm lí học.
d, Sinh lí học: Sinh lí học nghiên cứu qua trình cấu tạo, các âm của lời nói qua bộ máy phát âm và qua trình tri giác bằng tai.
e, Y học
f, Sử học
g, Dân tộc học
h, Khảo cổ học
i, Văn học; các bài văn, thơ, phê bình, nghiên cứu văn học đều sử dụng ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt.
k, Các khoa học tự nhiên
- Vật lí: cao độ, trường độ, âm sắc, âm thoa, cộng hưởng…
- Toán học: Lí thuyết xác suất, lí thuyết thống kê, lí thuyết tập hợp…
7, Phương pháp so sánh ngôn ngữ:
• Phương pháp so sánh lịch sử.
• Phương pháp so sánh loại hình.
• Phương pháp so sánh đối chiếu.

Để giao tiếp tốt ngoài việc thông thạo vể một ngôn ngữ nào đó cần phải có kĩ năng giao tiếp, tức là hiểu rõ những quy tắc ngầm trong giao tiếp và cuối cùng là có kiến thức về văn hóa.

* Văn hóa

Định nghĩa: Là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần.
1 Cấu tạo của văn hóa:
Văn hóa tổng thể= Văn hóa vật chất+ văn hóa tinh thần+ văn minh vật chất+ văn minh tinh thần.
a, Văn hóa vật chất: Làm ra phong cách riêng, tạo ra sản phẩm vật chất.
b, Văn hóa tinh thần: Cung cách ứng xử giữa người với người , người với thiên nhiên, người với chính mình, người với cộng đồng xã hội.
c, Văn minh tinh thần: Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào cộng đồng.
d, Văn minh vật chất: Trình độ cơ sở vật chất.


II, Cách quy tắc ứng xử cơ bản trong môi trường công sở.

1, Đi đứng:
Luôn đứng phía bên trái lối đi để nhường đường cho người khác.
Đi bước ngắn, nhưng không chạy tạo cho người ngoài cảm giác vội nhưng không chạy. Lúc đang nói mà rơi đồ thì nói “ xin lỗi” và cúi xuống nhặt tong tư thế đẹp nhất( lùi một chân và cúi xuống).
2, Bắt tay.
Trong giao tiếp, bắt tay thể hiện sự thân thiện, hợp tác giữa mọi người với nhau. Khi bắt tay nên nhìn thẳng vào mặt đối phương, nắm tay không chặt quá cũng không lỏng quá, trên khuôn mặt luôn nở nụ cười.
3, Cúi chào.
Cúi chào cũng là một hình thức cơ bản trong giao tiếp. Đối với người cấp dưới nên cúi chào lâu hơn và gập người thấp hơn so với cấp trên thể hiện sự tôn trọng.
4, Trong cuộc họp.
Tư thế ngồi: Ngồi thoải mái, không chống cằm, lúc không có bàn phía trước thì bắt chéo hai chân.

III, Ứng xử nơi công cộng và cách quản lí thời gian.

Biết quản lí thời gian một cách hợp lí và khoa học thì công việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Với một khoảng thời gian rất ít nên xem xét những công việc chính phải làm, hoạch định trong đầu những địa điểm phải tới mà phục vụ thiết thực nhất cho công việc. Bên cạnh đó cần linh hoạt để xử lí các tình huống không mong muốn xảy ra. Thời gian là tài sản quý giá của mỗi người vậy nên sử dụng thời gian hợp lí cũng là biết cách sử dụng và tận dụng tài sản vốn có và tạo hiệu quả công việc tốt được.
Xử lí tình huống trong công việc cũng là một kĩ năng quan trọng cần thiết để thành công. Trong công việc thường ngày sẽ có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến, để giải quyết tốt trước hết phải giữ được bình tĩnh, sau đó cố gắng để hiểu được bản chất của vấn đề rồi vận dụng các kĩ năng để giải quyết vấn đề đó. Cần linh hoạt trong phương pháp xử lí thông tin và nên phối hợp để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. Biết mở rộng mối quan hệ để khi cần thiết có thể yêu cầu giúp đỡ cũng là một cách hay vì mỗi người mạnh vì một chuyên môn của mình. Trong cuộc sống nếu ta va chạm ở những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình thì khi đó cần đến những mối quan hệ đó. Ngoài ra trong quá trình làm việc nên trau dồi kiến thức bản thân về nhiều lĩnh vực và để xử lí tốt những tình huống bất ngờ xảy ra nơi công cộng cần hiểu rõ tình hình hiện tại và cố gắng để nhận sự giúp đỡ từ mọi người.

Giao tiếp ở nơi công cộng nên chú ý không được quá ồn ào, mất trật tự, nên chú ý đến thái độ của người xung quanh. Ví dụ như vào bảo tàng không nên chen lấn, che mất tầm nhìn của người khác, chú ý các biển báo để thực hiện đúng nội quy của nơi đó. Ngoài ra nếu người khác hỏi gì về vấn đề nào đó hay hỏi người khác nên lịch sự và không quên những câu “ cảm ơn hay xin lỗi”.

Nhu

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 11/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết