EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN01C-LANGUAGES AND CULTURE-THÙY NGUYỄN mới

Go down

TN01C-LANGUAGES AND CULTURE-THÙY NGUYỄN mới Empty TN01C-LANGUAGES AND CULTURE-THÙY NGUYỄN mới

Bài gửi  anthuyvn90 Sun Nov 14, 2010 9:03 am


Student 's name: Thùy Nguyễn Thị
Class:TN01C
Lesson: 1

Dear mr Viet Anh
LANGUAGE AND CULTURE (Ngôn ngữ và văn hóa)

Trong thời đại hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, tiếng Anh là cần thiết cho bất kỳ một nguồn nhân lực tương lai nào nếu muốn kiếm được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Vì thế mỗi một cá nhân phải cố gắng rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình. Vậy, làm thế nào để học tốt tiếng Anh? Câu hỏi này không chỉ là trăn trở của cá nhân tôi mà của mọi người những người đã, đang và sẽ học tiếng Anh. Có rất nhiều cách để tiếp cận với tiếng Anh và tự cải thiện khả năng tiếng Anh của bản thân. Thế nhưng có ai có thể trả lời được câu hỏi: “Chúng ta phải bắt đầu từ đâu để học tốt tiếng Anh?” Có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi trên. Giả thiết rằng bạn là một người có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu lần đâu tiên bạn gặp một người Mỹ, bạn muốn làm quen với học vậy bạn sẽ bắt truyện với họ bằng cách nào? Hay cũng câu hỏi như trên đối với người bạn muốn làm quen là người Anh? Đối với văn hóa Mỹ, lần đầu tiên mọi người gặp nhau, họ thười nói về gia đình, việc học tập hay thể thao… Do đó nếu muốn làm quen với học thường chúng ta hay bắt chuyện bằng những câu hỏi như: “where do you come from?”, “where do you live?” “what sport do you like?” ….” Do you have any”, “where do you work”, “what school do you go to”… Người anh thì lại có vẻ khác, để bắt chuyện với họ người ta thường gợi mở từ những câu hỏi liên quan tới thời tiết. Do đó, để học tiếng anh hiệu quả (học để giao tiếp) chúng ta cần hiểu về văn hóa của nước đó., hiểu để hòa nhập mình với họ. Sau đây tôi xin đề xuất một cách học tiếng Anh bắt đầu từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
I.NGÔN NGỮ
Có thể thấy rằng ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên, bởi ngôn ngữ không tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người do ý muốn và nhu cầu trao đổi thông tin, đồng thời ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân, mà là của chúng ta, là cái chung của xã hội. Do đó ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và mang tính xã hội sâu sắc.
1. Khái niệm ngôn ngữ
Theo Fedinan de Sansure về lý thuyết ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng.”
Tức là
• Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa người – người.
• Ngôn ngữ thể hiện được tư tường, là phương tiện của tư duy…
2.Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có 3 chức năng chính: để chỉ nghĩa, để thông báo và để khái quát hóa (có quan hệ với tư duy) Chức năng chỉ nghĩa: để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng, để gắn với 1 biểu tượng nào đó của sự vật hiện tượng và có chức năng làm phương tiện cho sự tồn tại, truyền đạt và nắm vững các kinh nghiệm xã hội, lịch sử loài người.
 Để chỉ nghĩa
 Chức năng thông báo: dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm qua đó thúc đẩy điều chỉnh hành động con người.
 Chức năng khái quát hóa.
3.Các bộ phận cấu thành nên ngôn ngữ
Ngôn ngữ gồm ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trên cơ sở đó, hình thành ba bộ môn ngôn ngữ học khác nhau: ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học.
Theo Nguyễn Thiện Giáp:
a. Ngữ âm học là bộ môn nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Ngữ âm có mặt tự nhiên và mặt xã hội của nó. Mặt tự nhiên của ngữ âm là những thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc...) và những thuộc tính về cấu âm (hoạt động của bộ máy hô hấp và chuyển động của các cơ quan phát âm như môi, lưỡi... tạo ra một âm nào đó) của chúng. Mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm là những quy định, những giá trị mà cộng đồng người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh. Ngữ âm học nghiên cứu toàn bộ phương tiện ngữ âm trong tất cả những hình thái và chức năng của nó và mối liên hệ giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ.
b. Từ vựng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các từ và các đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Nội dung của từ vựng học rất phong phú và đa dạng, do đó đã hình thành một số phân môn như từ nguyên học, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học.
c. Ngữ pháp học là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi từ, các mô hình kết hợp từ và các kiểu câu trong sự trừu tượng hoá khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể (ý nghĩa từ vựng) của các từ, cụm từ và câu. Nói cách khác, ngữ pháp học nghiên cứu cách thức và phương tiện cấu tạo từ và câu. Ngữ pháp học bao gồm Từ pháp học và Cú pháp học. Từ pháp học nghiên cứu các phương diện cấu tạo từ. Cú pháp học nghiên cứu các cụm từ và câu.
II.VĂN HÓA
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện biểu hiện đặc trưng của văn hoá dân tộc, giữa ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Văn hóa là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã hội. của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình.
Văn hóa Việt và văn hóa Mỹ có rất nhiều điểm khác nhau
Tiêu thức Văn hóa việt Nam Văn hóa Mỹ
1, cách suy nghĩ Suy nghĩ theo lối đường vòng, hình xoắn ốc Suy nghĩ nghĩ theo lối đường thẳng
2, cách nói chuyện
Người Việt chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung chung hơn là luật. Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở thành máy moc.
Người Việt hay cho như vậy là khách sáo, giả dối. Người Mỹ rất hay khen nhau
Người Việt, cũng như người Trung Quốc, chú trọng nhường nhịn nhau Người Mỹ chú trọng cạnh tranh nhau
Người Việt đặt trọng tâm vào việc hiểu nhau một cách âm thầm tế nhị . Người Mỹ cho rằng nếu anh không nói ra tôi không biết được
Người Việt khi nói chuyện phải hạ mình xuống như một hình thức khiêm nhường Người Mỹ khi nói chuyện phải nâng mình lên như là một sự tự tin.


Người Việt ngại hỏi
.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, và nếu người đối thoại không đặt câu hỏi thì cho là không quan tâm đến vấn đề hay đến họ.
3.tính cách Phụ thuộc vào bố mẹ, suy nghĩ và trả lời vòng vo… Tự do cá nhân, độc lập, thẳng thắn…

4.xưng hô Ở Việt Nam, tên viết sau cùng, viết họ trước tên đệm sau Ở Mỹ, tên thường được viết trước rồi mới đến tên đệm và họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 311–314
2. Tài liệu Ngôn ngữ văn hóa _ PGs Bùi Phương Việt Anh\
3. Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành
Nguyễn Huy Cẩn
http://ngonngu.net/index.php?p=350
4. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt
Mai Ngọc Chừ-Vũ Đức Nghiệu-Hoàng Trọng Phiến
5. TRẦN ĐÌNH HOÀNH
http://usguide.org.vn/forum/showthread.php?t=2181

Your student
Thùy





anthuyvn90

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 12/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết