EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGON NGU VA VAN HOA

Go down

NGON NGU VA VAN HOA Empty NGON NGU VA VAN HOA

Bài gửi  linhtruongthuy Sat Jan 22, 2011 10:03 pm

Student’s name: LINH TRUONG THUY
Class: TN 02A

Lesson: Ngôn ngữ và văn hóa.

Một vị tiến sĩ về ngôn ngữ đã nói: “ngôn ngữ là một nhân tố của văn hóa, nó quan hệ chặt chẽ và mật thiết với văn hóa giống như trái tim trong mỗi cơ thể, nó luôn đập từng nhịp đập để duy trì sự sống của cơ thể cũng như ngôn ngữ luôn phát triển để tạo dựng và phát triển văn hóa”.

1. Khái niệm về ngôn ngữ và văn hóa.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận,ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng.
Văn hóa là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hóa tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần.
2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ.

Văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ và truyền thống là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ vào sự truyền bá rộng rãi của ngôn ngữ mà văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi, nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển. Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ luôn đồng hành với sự phát triển của văn hóa. Vì vậy muốn nghiên cứu về văn hóa phải nghiên cứu về ngôn ngữ và ngược lại muốn nghiên cứu về ngôn ngữ phải nghiên cứu về văn hóa. Điều này thể hiện rất rõ trong việc giao thoa văn hóa giữa các dân tộc: Viêt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng biệt vì vậy đương nhiên cũng có sự khác nhau giữa văn hóa. Ví dụ: người Kinh nói Tiếng Việt và có bộ trang phục truyền thống là áo dài, còn người Thái lại nói tiếng Thái và có trang phục riêng của dân tộc mình… Vì thế khi muốn nghiên cứu về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam trước hết phải thấu hiểu được ngôn ngữ của đầy đủ 54 dân tộc.

Trang phuc nguoi Thai

Trang phuc ao dai

Thông thường trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ( bao gồm khả năng nghe, nói, đọc, viết) gồm hai yếu tố: sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về văn hóa trong bối cảnh ngôn ngữ. Khi hiểu thông thạo một ngôn ngữ mà chưa hiểu hết về văn hóa chắc chắn đôi lúc chúng ta sẽ không giải thích được một cách rõ ràng về một tình huống ngôn ngữ nào đó. Do đó, đôi khi bạn tiếp xúc với một nền văn hóa mới, nếu bạn chỉ chú tâm học ngôn ngữ mà không quan tâm đến nền văn hóa của đất nước đó thì đôi khi một số hành động của bạn sẽ khiến mọi người ngạc nhiên hoặc thậm chí gây cho họ cảm giác tức giận mặc dù bạn không cố ý.
Ví dụ:
Cách chào hỏi:
Người Việt Nam có thói quen khi gặp nhau thường chào nhau bằng những câu hỏi xã giao thông thường: Bác đi đâu đấy? Bà đang làm gì? Ông ăn cơm chưa?.... Đó là câu hỏi thăm vừa mang tính quan tâm vừa như một câu chào, chúng ta có thể trả lời hoặc không. Nhưng đối với những người Châu Âu thì đó là câu hỏi bắt buộc phải trả lời để thể hiện sự tôn trọng người hỏi, còn nếu chúng ta chỉ muốn chào họ thì chỉ cần nói: “hello, good morning,…”
Cách làm quen:
Người Châu Á có thói quen tìm hiểu về gia cảnh, quan sát và đánh giá người khác ngay trong lần đầu gặp mặt đầu tiên: Bố mẹ làm gì? Đã có gia đình chưa? Bao nhiêu tuổi? Thu nhập mỗi tháng bao nhiêu?. Chúng ta hỏi những câu hỏi như thế xuất phát từ bộ óc cộng đồng, những người xung quanh mà ta hàng ngày tiếp xúc với họ và xuất phát từ suy nghĩ cá nhân chúng ta muốn biết rõ người đối thoại. Nhưng thói quen này lại để lại ấn tượng rất xấu khi lần đầu tiên bạn tiếp xúc với người phương Tây bởi vì họ coi những câu hỏi ấy thuộc về riêng tư, về cá nhân cần được tôn trọng, đặc biệt là hỏi về tuổi tác hoặc lương của người phụ nữ. Nếu chúng ta cứ gặng hỏi họ sẽ coi chúng ta là những kẻ tò mò hay làm họ tức giận. Để tạo một ấn tượng tốt cho người nước ngoài không khó, ngay trong lần gặp mặt đầu tiên chúng ta nên nói về thời tiết hay sở thích, nếu bạn có một chút hài hước chắc chắn sẽ tạo ấn tượng đặc biệt đối với họ vì người phương Tây sống rất phóng khoáng và thoải mái.

3.Tầm quan trọng của ngôn ngữ và văn hóa.
Trước hết, ngôn ngữ và văn hóa là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và động vật. Nhờ ngôn ngữ và văn hóa mà con người có thể xây dựng được một thế giới rộng lớn, phong phú vá đa màu sắc như hiện nay. Mỗi một dân tộc trên thế giới đều mang một ngôn ngữ riêng, một nét văn hóa riêng, chính điều nay đã tạo nên một thế giới sinh động, đa dân tộc, đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa. Vì vậy mới có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, điều này cũng góp một phần quan trọng tạo nên tinh thần đoàn kết và sự thấu hiểu lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.
Không những thế, ngôn ngữ và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nhờ giao tiếp cộng đồng qua ngôn ngữ và văn hóa mà có thể đánh giá một người có văn hóa hoặc thiếu văn hóa, lịch sự hoặc không lịch sự. Ngoài ra, văn hóa còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách tư duy của mỗi chúng ta.
Văn hóa đa dạng là thế, quan trọng là thế nên nó thúc đẩy con người bắt đầu tìm hiểu về nó vì thế mới ra đời bộ môn văn hóa học. Văn hóa học là môn nghiên cứu sự vận động của các khái niệm trong tâm hồn con người.Từ đó, văn hóa học cũng là một môn học quan trọng để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống.


linhtruongthuy

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 22/01/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết