EAS VIETNAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TN01B_LANGGUAGE AND CULTURE_THAM LUYEN THI_September 18th 2010

Go down

TN01B_LANGGUAGE AND CULTURE_THAM LUYEN THI_September 18th 2010 Empty TN01B_LANGGUAGE AND CULTURE_THAM LUYEN THI_September 18th 2010

Bài gửi  thamluyen.neu Sat Sep 18, 2010 9:30 am

TN01B_Language and culture_Tham Luyen Thi_september 18th 2010
Student’s name: Tham Luyen Thi
Class: TN01B
Hanoi, september 18th 2010

Dear Mr Viet Anh
This is my homework about language and culture
VĂN HOÁ
Theo định nghĩa của Edward Tylor đưa ra 1871 “văn hoá là toàn bộ những tri thức, tín ngưỡng, những nghệ thuật, những ước lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách là thành viên của xã hội nắm được”
Chúng ta biết rằng văn hoá chỉ tồn tại ở con người không có ở những sinh vật khác. Bởi con người có tiếng nói riêng, chữ viết, có tư duy tốt và sự hiểu biết. Do đó, với mỗi ngôn ngữ khác nhau con người hình thành, xây dựng lên những nền văn hoá khác nhau. Mang những nét đặc trưng của dân tộc mình thông qua hoạt động xã hội. Người Việt đã xây dựng lên nét văn hoá đặc sắc riêng của mình, nó khác biệt với văn hoá của người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Mỹ… có thể người Mỹ không tự hào về bề dày lịch sử của mình, nhưng họ cùng sống trên đất Mỹ, dù họ đến từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới như người Châu Âu, Châu Á, Châu Phi…tuy nhiên sống trong cộng đồng Mỹ họ cũng có những lối suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử mang nét đặc trưng khác biệt của người Mỹ.
Và bạn có thể quan sát những người xung quanh và đoán được họ đến từ đâu. Và dựa vào đâu để bạn có thể nhận biết được điều này. Đó là cách ứng xử, là hành vi, là thói quen…tất cả đều là nét đặc trưng văn hoá cộng đồng đã thấm nhuần vào trong con người họ.
Vậy thì, văn hoá được hình thành lên từ những nhân tố nào? Văn hóa được hình thành từ điều kiện lịch sử, ngôn ngữ, vị trí và bản sắc dân tộc, đặc tính con người. Chúng thường được bồi đắp qua hàng nghìn thế kỷ được gìm giữ và phát triển. Để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mang trong mình một nét riêng truyền thống phân biệt với cộng đồng khác. Và những nhân tố đó là tiềm năng xây dựng nên nét văn hoá rất Việt Nam của chúng ta mà người khác có thể nhận biết nhận ra ta giữa rất nhiều các dân tộc khác trên thế giới. Có lẽ vì vậy mà khi nhắc tới Tử Cấm Thành người ta nghĩ ngay tới Trung Hoa rộng lớn, nhắc tới Kim Tự Tháp người ta nghĩ đến đất nước Ai Cập cổ đại, và Việt Nam với chiếc áo dài thướt tha của các cô thiếu nữ... Phải chăng đó là cái mà người ta đã gắn cho nó. Chắc chắn không phải vậy. Bởi đó chính là hồn của dân tộc, là lịch sử hàng nghìn năm gìm giữ và phát huy của những con người trong dân tộc ấy, nó đã thấm nhuần vào trong lối sống, nếp suy nghĩ của họ. Nó mang nét đặc trưng khác biệt của vùng miền mà bạn có thể nhận biết giữa vùng này và vùng khác. Do đó, văn hoá góp phần tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo sự khác biệt của dân tộc này với dân tộc khác. Văn hoá thể hiện mọi mặt của cuộc sống con người diễn ra trong quá khứ hay hiện tại. Văn hoá cấu thành nên hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống của con người.
TÌM HIỂU NÉT VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, giữa hai nền văn hoá lớn là Trung Quốc và Ấn Độ nên ít nhiều bị ảnh hưởng và có sự giao lưu, du nhập của nho giáo của Trung Quốc và phật giáo của Ấn Độ. Tuy nhiên, nền văn hoá của ta vẫn là nền văn hoá mở, không khép kín. Nó đã có sự du nhập của văn hoá Pháp, văn hoá Trung Hoa… được sự chấp nhận có chọn lọc cho phù hợp với nền văn hoá Việt.
Con người Việt Nam đã phải trải qua một quá trình rèn luyện, học tập, và hoạt động trong xã hội cộng đồng người Việt. Và từ cái xã hội ấy đã hình thành lên những con người có mức độ văn hoá khác nhau. Trong xã hội ấy khi một sinh linh sinh ra đã là một con người, một thành viên mới trong tập thể gia đình nhỏ, một thứ bào thai của xã hội. Sinh linh này đã hoàn thiện phần con của mình. Để hoàn thiện phần người thì nó cần được sự nuôi dạy, giáo dưỡng, được sự che trở của ông, bà, cha, mẹ của chúng…khi lớn lên được gia nhập vào nhiều tập thể khác nhau, nhóm bạn, lớp học, tổ chức làm việc… họ được tập hợp lại có thể vì nhu cầu hay lợi ích chung, được định hình phù hợp với tín ngưỡng, phong tục. Do vậy, mỗi con người được sinh ra trong những cộng đồng khác nhau, dân tộc khác nhau thì họ đều mang trong mình cách ứng xử, sinh hoạt mang những đặc trưng riêng khác biệt với các dân tộc khác. Do đó, văn hoá phải trải qua một quá trình hoạt động trong môi trường xã hội, điển hình là môi trường giáo dục. Chuyển tải nội dung văn hoá xã hội, tự nhiên vào mỗi cá nhân một cách thích hợp để cá nhân đó trở nên có văn hoá.
Văn hoá của người Việt đã được hình thành và gìm giữ qua nhiều thế kỷ với bao thăng trầm. Trải qua nhiều “cú sốc văn hoá” hàng nghìn năm Bắc thuộc, sự du nhập của thiên chúa giáo… nhưng nó vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng trong văn hoá người Việt gắn liền với nghề trồng lúa nước kết hợp với nông và thủ công nghiệp, mô hình “chợ quê” đã hình thành lên mô hình xã hội-văn hoá Việt. Đó là cội nguồn của văn hoá Việt. Từ đó, tạo lên những làng Việt xưa một hiện tượng nhân văn tổng thể nông nghiệp, xã hội, tôn giáo và văn hoá với tinh thần chủ đạo là cộng đồng.
Phẩm chất người Việt cũng được hình thành lên từ nền văn hoá ấy. Với nền nông nghiệp lúa nước, gia đình, làng xóm, công cuộc giữ nước làm lên nét đặc trưng của người Việt.
Việt nam có 54 dân tộc, thuộc 5 ngữ hệ, trong đó người kinh chiếm hơn 86% dân số, dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở miền núi. Với nền nông nghiệp lúa nước định canh định cư, với yêu cầu về trị thuỷ và thuỷ lợi, bảo vệ cuộc sống trống thú dữ và giặc ngoại xâm làm cho ý thức quê hương bền chặt. Yêu nước đã là một đặc tính của con người Việt Nam từ thời cổ xưa cho đến ngày nay nó như một chỉ dẫn về cách ứng xử xã hội. Như Bác Hồ nhận định “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần ấy lại trỗi dậy, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước"
Tuy nhiên nó không tạo nên sự hằn thù dân tộc mà phân biệt rõ ràng kẻ xâm lược với quần chúng nhân dân, luôn giữ quan hệ hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước. Với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước truyền thống đã khiến cho các cá nhân gia đình phải đoàn kết lại. Cộng đồng dòng họ xã hội sớm tồn tại và phổ biến lâu dài hầu hết ở các làng quê và thành thị. Tục ngữ Việt Nam có câu “ một giọt máu đào hơn ao nước lã” hình thành nên quy định giúp đỡ nhau trong sản xuất, đối xử với nhau theo lễ nghĩa kỷ cương, con người lương thiện và nhân từ. Người Việt có tín ngưỡng là thờ cúng tổ tiên. Với cách suy nghĩ là vì ơn nghĩa. Trên bức đại tự của nhiều nhà thờ họ có câu “ân đức lưu truyền” trong gia phả “ nước có nguồn, người có tổ tiên. Do vậy, uống nước phải nhớ nguồn, con cháu phải nhớ công lao nuôi dạy của tổ tiên”. Hầu hết các làng Việt đều có đình làng. Đó là nơi thờ thần hoàng làng, là nơi tập tụ, bàn bạc công việc. Người Việt có tín ngưỡng đa thần và họ không cuồng tín. Khác với các nước phương Tây luôn tôn thờ đức chúa Desu, hay thánh Ana. Thần của người Việt ở ngay bên cạnh con người. Họ có thể thờ linh vật như cây đa, cây đề.... Bạn có thể thấy có gia đình ngoài thờ tổ tiên của mình họ còn thờ rất nhiều vị thần như Thánh Gióng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đức Phật… họ không thờ riêng một vị thần nào. Những vị thần của người Việt là những người xưa mang ân đức cứu thế chúng sinh bớt khổ, bớt cơ cực được tôn lên làm thần. Người Việt không cố chấp, họ rất cởi mở bao dung, rất coi trọng học thức. Vì vậy, đã có nhiều các làng học xuất hiện như làng Quỳnh Đôi ở Nghệ An, Đông Ngạc ở Hà Nội…Tư duy của người Việt phần lớn dễ chấp nhận những yếu tố bên ngoài phù hợp với mình. Họ luôn có mong muốn được tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích, phù hợp mở rộng nền văn hoá của mình. Nó đã được đúc kết trong câu tục ngữ “đi một ngày học một sàng khôn”
Văn hoá của người Việt càng nổi bật bởi kiến trúc đình làng đơn sơ. Làm tò mò những người đã đặt chân đến với đất Việt. Nét kiến trúc giản dị và hoà quện với thiên nhiên, con người với những công trình làng xóm, đền đài tất cả đều gắn bó trở thành một bộ phận hữu cơ có sẵn đã được sử dụng. Như đình chùa làng Việt ẩn dưới vòm cây cao, tán lá rộng với cây đa, bến nước, sân đình. Tạo nên tổng thể kiến trúc đơn sơ, giản dị của những người dân chân chất, lương thiện. Một điều chắc chắn chỉ có những làng quê Việt Nam có đó là làng nào cũng có Đình làng là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá, tụ họp dân làng, hội hè…. Là nơi mọi người dân tụ họp gặp gỡ, nhau giao lưu…mà ở các làng quê Trung Quốc không có.
Tóm lại, văn hoá là một yếu tố quyết định trong việc thể hiện bản sắc của một dân tộc. văn hoá là cách hành xử của con người với con người, của con người với xã hội, của con người với thiên nhiên môi trường, của con người với chính bản thân mình. Văn hoá tồn tại cả dạng vật chất và tinh thần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Ngôn ngữ văn hoá”_PGS. Bùi Phương Việt Anh
2. Có một Việt Nam như thế_GS Trần Nhâm 8/1995
3. http://www.ngonngu.net

thamluyen.neu

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 16/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết